NHNN: Hơn 926 ngàn tỷ đồng dư nợ ảnh hưởng bởi COVID-19
Theo Ngân hàng Nhà nước, đến nay, có 23 tổ chức tín dụng (TCTD) đã báo cáo ước tính có khoảng 926.000 tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Như vậy mức dư nợ này chiếm khoảng 14,27% trên tổng dư nợ của 23 TCTD, và chiếm khoảng 11,3% dư nợ cho vay toàn hệ thống. Trong đó một số ngành có khả năng ảnh hưởng lớn như: hàng không, nông, lâm nghiệp và thủy sản, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ lưu trú, ăn uống, thực phẩm, đồ uống, vận tải, dệt may, da giầy, điện tử, điện lạnh, dầu khí, du lịch, giáo dục…
Cũng theo báo cáo từ NHNN, hiện các TCTD đã khẩn trương rà soát tình hình khách hàng vay vốn để chủ động xây dựng chương trình, kịch bản hành động nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn và bước đầu ghi nhận từ các TCTD hỗ trợ cho trên 44 nghìn khách hàng với dư nợ khoảng 222.000 tỷ đồng.
Trước tình hình nay, NHNN yêu cầu tổ chức tín dụng chủ động nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, rà soát, đánh giá mức độ thiệt hại, ảnh hưởng của khách hàng đang vay vốn do dịch COVID - 19. Qua đó, nhằm thực hiện: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng đối với các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, có dư nợ gốc hoặc lãi đến kỳ hạn trả nợ trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 và đến ngày 31/3/2020, cho đến khi NHNN ban hành Thông tư hướng dẫn về vấn đề này.
Cùng với đó, NHNN cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng cho vay mới đối với khách hàng theo quy định để ổn định sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, đối với việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện trên cơ sở đề nghị của khách hàng và đánh giá của tổ chức tín dụng về mức độ thiệt hại, ảnh hưởng, khả năng tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng sau khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Các tổ chức tín dụng có hướng dẫn triển khai nội dung này thống nhất trong toàn hệ thống, trong đó quy định cụ thể về: tiêu chí xác định khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID – 19; nội dung kiểm tra, kiểm soát, giám sát đối với các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi vay; giữ nguyên nhóm nợ để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống.
Bên cạnh đó, chủ động, tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi vay; tạm thời giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, đảm bảo chặt chẽ, an toàn, đúng đối tượng; phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng cơ chế để phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng.
Có thể bạn quan tâm
Khánh Hòa: Ngân hàng chung tay hỗ trợ khắc phục thiệt hại do SARS-CoV-2
11:19, 26/02/2020
Hé lộ cơ chế tài chính hỗ trợ thiệt hại mùa dịch
10:00, 04/03/2020
[NỚI LỎNG TIỀN TỆ] Lãi suất cho vay còn dư địa giảm sâu?
05:20, 17/02/2020
[NỚI LỎNG TIỀN TỆ] "Tiếp sức” cho doanh nghiệp chống dịch COVID-19
11:02, 14/02/2020
[NỚI LỎNG TIỀN TỆ] Cần thêm cơ chế cho ngân hàng hỗ trợ thiệt hại do dịch cúm COVID-19
05:30, 07/02/2020
[NỚI LỎNG TIỀN TỆ] Ngân hàng vào cuộc hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng dịch COVID-19
12:06, 06/02/2020
[NỚI LỎNG TIỀN TỆ] Ngân hàng sẽ xem xét tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị thiệt hại do dịch COVID-19
09:26, 05/02/2020
Ông Nguyễn Văn Lê-Tổng Giám đốc SHB cho biết đã tiến hành kiểm tra, rà soát từng khách hàng hiện hữu bị ảnh hưởng, tác động bởi dịch COVID-19 và đang gặp khó khăn để đưa ra phương án hỗ trợ phù hợp.
Trên cơ sở đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, SHB hỗ trợ cho vay lãi suất ưu đãi đối với khoản vay mới và điều chỉnh giảm lãi suất đối với các khoản vay hiện hữu. Theo đó, khách hàng sẽ được giảm lãi suất lên tới 1,5%/năm so với lãi suất cho vay thông thường đối với các khoản vay bằng VND và 0,5%/năm đối với các khoản vay bằng USD. Bên cạnh đó, SHB đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ khác như cơ cấu thời hạn trả nợ song vẫn được giữ nguyên nhóm nợ, ưu đãi phí trả nợ trước hạn...
BIDV đang triển khai gói tín dụng quy mô 20.000 tỷ đồng và 100 triệu USD dành cho các khách hàng doanh nghiệp hiện hữu của ngân hàng có dư nợ vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Cụ thể, với gói tín dụng này, BIDV thực hiện giảm lãi suất cho vay tối thiểu 1%/năm đối với khoản vay bằng VND và 0,5%/năm đối với khoản vay bằng USD so với mức lãi suất cho vay cùng kỳ hạn đang áp dụng với khách hàng tại thời điểm gần nhất, đảm bảo không thấp hơn sàn lãi suất cho vay của BIDV trong từng thời kỳ. Gói tín dụng được triển khai đến hết ngày 30/6/2020 hoặc đến khi hết quy mô gói.
Đồng hành cùng doanh nghiệp, ngay từ khi phát sinh dịch bệnh COVID-19, Vietcombank đã có phân tích, rà soát, đánh giá dòng tiền đối với các khách hàng bị ảnh hưởng để có giải pháp hỗ trợ, gồm các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực vận tải kho bãi, dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn; thực phẩm và đồ uống có cồn; xuất nhập khẩu chủ yếu với thị trường Trung Quốc thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thủy sản, dệt may, da giày...