Cuộc đua trái phiếu ngân hàng trước giờ G

LÊ MỸ 13/08/2020 12:00

Các đợt phát hành trái phiếu liên tục được các tổ chức tín dụng (TCTD) thực hiện thành công trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm giảm mạnh do dịch COVID-19.

p/Ngân hàng là ngành có tỷ trọng phát hành trái phiếu cao nhất 5 tháng đầu năm 2020. Nguồn: BVSC

Ngân hàng là ngành có tỷ trọng phát hành trái phiếu cao nhất 5 tháng đầu năm 2020. Nguồn: BVSC

Cuộc đua này của các TCTD càng tăng tốc hơn trước khi Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa Nghị định 163/2018/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 1/9/2020.

Cuộc chơi của các ông lớn

Ngay những ngày đầu tháng 8, Vietinbank đã có báo cáo kết quả phát hành trái phiếu đợt 1/2020 với nội dung chào bán hoàn tất 70.000 trái phiếu và thu hút 7.000 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, Vietinbank sẽ có 2 đợt phát hành trái phiếu với tổng giá trị huy động 10.000 tỷ đồng trong năm nay. Phần còn lại 3.000 tỷ đồng, Vietinbank cũng đã nhanh chóng phát hành 1.000 tỷ đồng chia đều cho 2 doanh nghiệp, hoàn tất trong tháng 7/2020. Ngân hàng này đang có khoảng 57.000 tỷ đồng giấy tờ có giá.

Hay như VPBank cũng vừa huy động từ trái phiếu trị giá 1.000 tỷ đồng. Trong tháng 4 và 5 vừa qua, ngân hàng này đã huy động vốn trái phiếu với lãi suất chỉ 6-6,4%, kỳ hạn 3 năm, trả lãi định kỳ 12 tháng/lần cho 6.500 tỷ đồng huy động được. Tại cuối 30/6/2020, tài sản giấy tờ có giá của VPBank không dưới 54.000 tỷ đồng…

Tranh thủ trước quy định mới

Theo VDSC, riêng quý II, ngành ngân hàng “nợ vốn” trái chủ tới 46.000 tỷ đồng, trong đó BIDV là người chơi lớn nhất chiếm 1/3 tổng giá trị trái phiếu.

BIDV hay Vietinbank liên tục được gọi tên trong danh sách những nhà phát hành trái phiếu lớn là dễ hiểu, khi công cụ nợ này đã và đang góp phần bổ sung vốn cấp 2 (với trái phiếu từ kỳ hạn 5 năm), giúp cải thiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) cho họ. Bản thân các TCTD cũng đều xem đây là kênh tạo nguồn huy động ổn định, thậm chí giá rẻ trong dài hạn.

So với các doanh nghiệp khác, các TCTD ít bị tác động bởi Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa Nghị định 163/2018/NĐ-CP. Bởi các TCTD hạn chế xé lẻ các đợt phát hành với thời gian tối thiểu 6 tháng. Họ chỉ phải tuân thủ quy định cách đợt phát hành hoàn tất trong 90 ngày. Vốn chủ sở hữu lớn cũng là một lợi thế của các TCTD để không chạm giới hạn giá trị huy động trái phiếu không quá 5 lần.

Dù “dư xăng” qua cầu Nghị định 81/2020/NĐ-CP, nhà băng vẫn đang và sẽ tiếp tục tranh thủ trước khi Nghị định này có hiệu lực, tận dụng thu hút tốt lượng vốn phát hành trái phiếu theo từng lần/đợt trị giá nhỏ, dễ huy động hơn và dưới 100 nhà đầu tư. Sự tranh thủ lúc này là quý giá khi “chủ chi” sân chơi thuộc về nhà đầu tư cá nhân.

Có thể bạn quan tâm

  • Cách nào hóa giải rủi ro trái phiếu doanh nghiệp?

    Cách nào hóa giải rủi ro trái phiếu doanh nghiệp?

    11:30, 05/08/2020

  • Trái phiếu doanh nghiệp Việt: Chưa phát triển đúng vị thế, tiềm năng

    Trái phiếu doanh nghiệp Việt: Chưa phát triển đúng vị thế, tiềm năng

    09:00, 05/08/2020

  • Nóng cuộc đua phát hành trái phiếu doanh nghiệp

    Nóng cuộc đua phát hành trái phiếu doanh nghiệp

    04:00, 05/08/2020

  • Phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Vẫn còn... dễ thở!

    Phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Vẫn còn... dễ thở!

    06:06, 14/07/2020

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ 13/07: Sửa đổi, bổ sung một số quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ 13/07: Sửa đổi, bổ sung một số quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

    20:23, 13/07/2020

  • Bộ Tài chính tiếp tục khuyến nghị đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

    Bộ Tài chính tiếp tục khuyến nghị đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

    10:24, 05/07/2020

LÊ MỸ