Còn dư địa giảm lãi vay cho dư nợ hiện hữu

HÀ ANH 17/11/2020 11:30

Trong bối cảnh COVID-19 vẫn diến biến phức, nhiều doanh nghiệp mong ngân hàng tiếp tục khoanh, giãn nợ; miễn giảm lãi suất cho vay trên các khoản dư nợ hiện hữu hơn là cho vay mới.

 Kết quả giải ngân gói hỗ trợ tín dụng đến 16/9/2020.

Kết quả giải ngân gói hỗ trợ tín dụng đến 16/9/2020.

Việc tiếp tục giảm lãi vay hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp cũng là hợp lý khi sau 9 tháng, nhiều ngân hàng đã gần hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm 2020.

Cầu tín dụng vẫn yếu

Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều quốc gia, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp mong muốn được các ngân hàng tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay trên các khoản dư nợ hiện hữu, chứ họ chưa có nhu cầu vay mới. Đó chính là lý do tín dụng tăng trưởng rất chậm, mặc dù lãi suất đã giảm mạnh.

Cụ thể theo KB Việt Nam, tính đến ngày 26/10, tín dụng chỉ tăng 6,15% so với cuối năm 2019, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2019. Trong bối cảnh cầu tín dụng được dự báo sẽ khởi sắc hơn trong những tháng cuối năm, song vẫn rất yếu, ông Đào Minh Tú – Phó Thống đốc NHNN cho biết, tăng trưởng tín dụng cả năm 2020 có thể đạt khoảng 8-10%, trong đó mức trên 9% là khả thi.

Doanh nghiệp mong giảm lãi vay

Tính đến ngày 16/9/2020, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 271 nghìn khách hàng với dư nợ 321 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm lãi suất với dư nợ 1,18 triệu tỷ đồng...

Tính đến ngày 16/9/2020, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 271 nghìn khách hàng với dư nợ 321 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm lãi suất với dư nợ 1,18 triệu tỷ đồng...

Tính đến ngày 16/9/2020, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 271 nghìn khách hàng với dư nợ 321 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm lãi suất với dư nợ 1,18 triệu tỷ đồng...

Tuy nhiên, số tiền hỗ trợ nói trên mới chỉ chiếm chưa tới 15% tổng dư nợ hiện nay của các TCTD. Nguyên nhân một phần cũng bởi, theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN, đối tượng được hỗ trợ là khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo thỏa thuận cho vay, cho thuê tài chính đã ký do doanh thu, thu nhập giảm do COVID-19…

Thế nhưng, COVID-19 không chừa doanh nghiệp nào. Hơn nữa không ít doanh nghiệp có mối quan hệ giao thương với nhau nên dù không bị ảnh hưởng trực tiếp, thì tác động gián tiếp cũng khó tránh khỏi. Bởi vậy, doanh nghiệp nào cũng cần được hỗ trợ, nhất là khi COVID-19 dự báo còn kéo dài. Theo đó, việc sửa Thông 01 theo hướng mở rộng đối tượng được hỗ trợ và kéo dài thời gian hỗ trợ là rất cần thiết.

Tuy nhiên, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ chắc chắn sẽ phải chờ hướng dẫn của NHNN. Song việc giảm lãi vay trên dư nợ hiện hữu “nằm trong tầm tay” của các TCTD. “Hiện mặt bằng lãi suất đang giảm rất mạnh. Bản thân các ngân hàng cũng đang cho vay mới với lãi suất thấp hơn giai đoạn trước dịch để hỗ trợ doanh nghiệp thì hà cớ gì lại không giảm lãi vay cho các khoản dư nợ cũ”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Cần tiếp tục giảm lãi vay trên dư nợ hiện có

    Cần tiếp tục giảm lãi vay trên dư nợ hiện có

    05:59, 09/09/2020

  • Nhiều ngân hàng tiếp tục giảm lãi vay hỗ trợ doanh nghiệp

    Nhiều ngân hàng tiếp tục giảm lãi vay hỗ trợ doanh nghiệp

    04:00, 02/07/2020

  • Ngân hàng mạnh tay giảm lãi vay cho doanh nghiệp địa bàn Tây Nguyên

    Ngân hàng mạnh tay giảm lãi vay cho doanh nghiệp địa bàn Tây Nguyên

    11:19, 30/06/2020

  • Vietcombank giảm lãi vay giai đoạn 3 cho khách hàng bị ảnh hưởng COVID-19

    Vietcombank giảm lãi vay giai đoạn 3 cho khách hàng bị ảnh hưởng COVID-19

    10:04, 25/05/2020

  • Rộng dư địa giảm lãi vay

    Rộng dư địa giảm lãi vay

    11:30, 31/03/2020

HÀ ANH