Cần sớm bỏ hạn mức tín dụng

NGỌC DIỄM 19/12/2021 11:00

Trao đổi với DĐDN, ông Phạm Xuân Hoè, Nguyên Phó Viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng NHNN cho rằng: Cần nghiên cứu sớm bỏ hạn mức tín dụng để linh hoạt rót vốn cho nền kinh tế.

- Để nguồn vốn đi vào nền kinh tế một cách linh hoạt và hiệu quả, theo ông nên có giải pháp gì?

Theo tôi, NHNN đã quy định rất chi tiết tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại (NHTM), trong đó có tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động từ thị trường I là không quá 80%, nên câu chuyện bảo đảm khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã được không chế bởi quy định về tỷ lệ an toàn nói trên và các tỷ lệ an toàn khác. Vì vậy, tôi đề xuất NHNN sớm nghiên cứu và xem xét không sử dụng công cụ hạn mức tín dụng áp đối với của các NHTM, vì đây là công cụ hành chính mà NHTW ở hầu hết các nước đã không còn sử dụng.

Việc bỏ công cụ này sẽ tạo ra sự chủ động cho các tổ chức tín dụng (TCTD) trong quá trình cung ứng tín dụng cho nền kinh tế. Khi có nhiều rủi ro, các TCTD sẽ phải hạn chế cung ứng tín dụng, còn khi nền kinh tế phục hồi thì lại sẵn sàng huy động vốn, để có thể cung ứng tiền ra nền kinh tế. Với van tín dụng như vậy sẽ nhanh nhạy hơn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường hơn.

Đối với các ngân hàng thương mại có tỷ lệ dư nợ cho vay xanh ở các mức 10- 20- 30- 50%, NHNN có thể giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng như vậy đối với nguồn vốn tín dụng xanh.

Còn riêng câu chuyện dự trữ bắt buộc lại mang một ý nghĩa khác, bởi vì nếu tăng cao tỷ lệ dữ trữ bắt buộc thì mới tác động nhiều đến lãi suất. Còn với mức độ như hiện nay, dù có giảm cũng không có ý nghĩa nhiều.

- Bỏ hạn mức tín dụng là vấn đề sau này, còn trước mắt nhiều ý kiến cho rằng cần nâng trần hạn mức tín dụng xanh để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xanh. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

Đây chỉ là biện pháp nhất thời, vì như trên tôi đã nói không nên sử dụng công cụ hạn mức tín dụng để thị trường linh hoạt hơn. Để thúc đẩy tín dụng xanh, trước đó tôi đã kiến nghị rất nhiều, trong đó có một điểm đáng lưu ý như sau:

Thứ nhất, NHNN cần nghiên cứu và có cơ chế tái cấp vốn ưu tiên đối với các bộ hồ sơ cho vay với các dự án xanh của các NHTM.

Thứ hai, NHNN sử dụng công cụ lãi suất tái chiết khấu ưu đãi đối với các trái phiếu xanh của doanh nghiệp, cũng như của Chính phủ. Thực tế, Chính phủ quyền địa phương như TP.HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu đã phát hành trái phiếu xanh. Khi các TCTD nắm giữ trái phiếu của Chính phủ, hay doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh trên thị trường, thì khi chiết khấu hoặc mua đi bán lại trên thị trường có thể đưa ra một mức lãi suất ưu đãi hơn tùy theo mức độ rủi ro của từng loại trái phiếu xanh, nhằm khuyến khích phát triển công cụ đó cho thị trường tài chính xanh phát triển.

Thứ ba, có cơ chế giảm dự trữ bắt buộc tương ứng với các NHTM có tỷ lệ dư nợ cho vay xanh từ 10% trên tổng dư nợ trở lên. Ví dụ các NHTM có tỷ lệ dư nợ cho vay xanh ở các mức 10- 20- 30- 50% có thể giảm tỷ lệ dữ trữ bắt buộc tương đương như vậy đối với nguồn vốn cân đối dư nợ cho vay xanh. Vì thực tế NHNN đã áp dụng khuyến khích này với TCTD cho vay vào nông nghiệp, nông thôn.

- Xin cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Xem xét tăng hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp

    KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Xem xét tăng hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp

    05:00, 28/09/2021

  • THỦ TƯỚNG GẶP DOANH NGHIỆP: NHNN sẽ tăng hạn mức tín dụng cho các ngân hàng

    THỦ TƯỚNG GẶP DOANH NGHIỆP: NHNN sẽ tăng hạn mức tín dụng cho các ngân hàng

    11:30, 26/09/2021

  • Giải pháp thúc đẩy tín dụng xanh, phát triển kinh tế xanh bền vững

    Giải pháp thúc đẩy tín dụng xanh, phát triển kinh tế xanh bền vững

    11:13, 17/12/2021

  • Xu hướng tín dụng xanh trong hoạt động tài chính tại Việt Nam

    Xu hướng tín dụng xanh trong hoạt động tài chính tại Việt Nam

    13:30, 11/11/2021

NGỌC DIỄM