Giải pháp thúc đẩy tín dụng xanh, phát triển kinh tế xanh bền vững

Diendandoanhnghiep.vn Theo chuyên gia, để phát triển tín dụng xanh, Ngân hàng Nhà nước cần linh hoạt điều chỉnh van tín dụng đối với các hồ sơ cho vay các dự án xanh.

>> Xu hướng tín dụng xanh trong hoạt động tài chính tại Việt Nam

Tín dụng xanh còn khiêm tốn

Tín dụng xanh được hiểu là việc tổ chức tín dụng cho vay đối với các nhu cầu tiêu dùng, đầu tư, sản xuất kinh doanh mà không gây rủi ro đến môi trường, góp phần bảo vệ hệ sinh thái chung. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tín dụng xanh là các dự án được tài trợ vốn đáp ứng các tiêu chí cụ thể đối với 12 lĩnh vực bao gồm: Nông nghiệp xanh, lâm nghiệp bền vững, công nghiệp xanh, năng lượng tái tạo/năng lượng sạch, tái chế, sử dụng các nguồn tài nguyên, xử lý chất thải và phòng chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường thiên nhiên, công trình xây dựng xanh, giao thông bền vững,… Trong thời gian gần đây, chúng ta đang tập trung mạnh vào năng lượng tái tạo, cụ thể là điện mặt trời và điện gió.

Ở Việt Nam, tín dụng xanh vẫn còn khá mơ hồ, khi mở hợp đồng tín dụng tại Việt Nam, rất ít ngân hàng có quy định này (ảnh minh hoạ)

Ở Việt Nam, tín dụng xanh vẫn còn khá mơ hồ, khi mở hợp đồng tín dụng tại Việt Nam, rất ít ngân hàng có quy định này - TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định (ảnh minh hoạ)

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Trí Hiếu Chuyên gia tài chính ngân hàng đánh giá, nếu nhìn từ phương diện quốc tế, thì tín dụng xanh ở Mỹ đã xuất hiện hàng chục năm qua, trong đó, các hợp đồng tín dụng luôn kèm những điều khoản yêu cầu khách hàng không sử dụng vốn vay cho những hoạt động kinh tế hủy hoại, hoặc thiệt hại cho môi trường.

Còn ở Việt Nam, tín dụng xanh vẫn còn khá mơ hồ, khi mở hợp đồng tín dụng tại Việt Nam, rất ít ngân hàng có quy định này. Đặc biệt, tín dụng xanh mới chỉ nằm trong tay các ngân hàng lớn, do các ngân hàng nhỏ không có nguồn vốn dài hạn, đủ lớn để có thể phục vụ các dự án lớn, lâu dài như năng lượng tái tạo, năng lượng sạch...”, vị chuyên gia phân tích.

Số liệu từ Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN cho biết, dư nợ tín dụng xanh đã tăng từ hơn 71.000 tỷ đồng vào cuối năm 2015, lên đến 340.000 tỷ đồng vào cuối năm 2020. Tính đến ngày 16/4/2021, tín dụng toàn nền kinh tế đạt gần 9,5 triệu tỷ đồng, kéo theo đó, số dư nợ tín dụng xanh tiếp tục gia tăng. Nhưng tỷ trọng tín dụng xanh vẫn còn khiêm tốn trong tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế. Cụ thể, tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh tăng tương ứng từ 1,55% năm 2015 lên mức 3,69% năm 2020. Trong đó, dư nợ tín dụng xanh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp xanh, chiếm gần 40%, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, chiếm hơn 30%.

Nhận diện những thách thức trong việc triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tín dụng xanh, TS. Bùi Thị Hoàng Lan, Bộ môn Kinh tế và Quản lý đô thị (ĐH Kinh tế Quốc dân) nêu ra một số nguyên nhân như:

Thứ nhất, khung pháp lý về tín dụng xanh chưa đầy đủ, hoàn thiện; Thiếu các quy định về thẩm định, tiêu chí và cơ chế đánh giá quản lý rủi ro, việc đánh giá các tiêu chí tăng trưởng xanh của ngân hàng còn lúng túng, việc xác định thanh toán hỗ trợ cho các dự án còn chậm.

Thứ hai, việc đầu tư vào các ngành, lĩnh vực xanh, nhất là lĩnh vực năng lượng tái tạo, tiết kiệm và hiệu quả năng lượng tại Việt Nam hiện nay thường đòi hỏi thời gian hoàn vốn dài, chi phí đầu tư lớn, rủi ro thị trường cao, nên rất cần các ưu đãi về thời hạn và chi phí vốn vay.

Trong khi đó, nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng  thường là ngắn hạn, huy động theo chi phí vốn thương mại trên thị trường nên có chi phí cao. Ðể có thể cung cấp các khoản tín dụng với thời hạn dài và lãi suất ưu đãi cho các ngành, lĩnh vực xanh, các tổ chức tín dụng cần được hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn dài hạn, ưu đãi, hoặc có cơ chế chia sẻ lãi suất cho vay giữa các tổ chức tín dụng”, TS. Bùi Thị Hoàng Lan nhấn mạnh.

Thứ ba, nhận thức và năng lực của các tổ chức tín dụng trong phát triển các sản phẩm tín dụng xanh mới ở bước đầu và còn hạn chế. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên ngân hàng chưa được đào tạo chuyên sâu, bài bản trong thẩm định, đánh giá và quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng.

Thứ tư, doanh nghiệp thiếu thông tin về các sản phẩm tín dụng xanh. Thời gian xin cấp tín dụng xanh dài, thủ tục vay vốn phức tạp, doanh nghiệp cũng thiếu tài sản đảm bảo do hầu hết có quy mô vừa và nhỏ.

>> Hỗ trợ tín dụng xanh cho ngành điện gió Việt Nam

Giải pháp thúc đẩy

Về phía ngân hàng, trao đổi với báo chí, ông Phạm Như Ánh, Thành viên Ban điều hành Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đã nêu ra những rủi ro phát sinh đối với tín dụng xanh, trong đó có 5 vấn đề trọng yếu như: Rủi ro trong việc thẩm định dự án gặp phải những vấn đề khá phức tạp; Rủi ro trong việc cân đối và đáp ứng nguồn vốn cho dự án; Rủi ro về tài sản đảm bảo; Rủi ro về doanh thu, hiệu quả dự án; và Rủi ro về chính sách.

Ngân hàng Nhà nước cần phải nghiên cứu và có cơ chế tái cấp vốn ưu tiên đối với các bộ hồ sơ cho vay với các dự án xanh của các NHTM

Ngân hàng Nhà nước cần phải nghiên cứu và có cơ chế tái cấp vốn ưu tiên đối với các bộ hồ sơ cho vay với các dự án xanh của các NHTM

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Phạm Xuân Hoè, Nguyên Phó Viện trưởng Viện chiến lược ngân hàng, NHNN cho biết, để thúc đẩy tín dụng xanh, trước đó ông đã kiến nghị rất nhiều, trong đó có một số điểm đáng lưu ý như:

NHNN cần phải nghiên cứu và có cơ chế tái cấp vốn ưu tiên đối với các bộ hồ sơ cho vay với các dự án xanh của các NHTM.

NHNN sử dụng công cụ lãi suất tái chiết khấu ưu đãi đối với các trái phiếu xanh của doanh nghiệp, cũng như của Chính phủ. 

Cuối cùng cần có cơ chế giảm dự trữ bắt buộc tương ứng với các ngân hàng thương mại có tỷ lệ dư nợ cho vay xanh từ 10% trên tổng dư nợ trở lên. 

Không áp dụng hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với "số dư xanh" cũng là một trong những nội dung trước đó HSBC Việt Nam đã đề xuất lên NHNN. Theo đó, HSBC cho rằng, thị trường còn cần vượt qua một số trở ngại khác trong vài năm tới, trong đó bao gồm thiếu nhân sự có chuyên môn và kỹ năng, thị trường chưa có tiêu chuẩn thống nhất về tài chính "xanh" và phân loại đúng nghĩa, các đơn vị có tầm ảnh hưởng trên thị trường không thể hiện cam kết rõ ràng và mạnh mẽ, độ "vênh" về thời hạn giữa nhu cầu tài chính với nguồn vốn và dữ liệu ESG minh bạch không có. NHNN cần áp dụng nhiều áp dụng nhiều giải pháp để giúp hệ thống, thị trường tháo gỡ được các trở ngại này.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giải pháp thúc đẩy tín dụng xanh, phát triển kinh tế xanh bền vững tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714043629 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714043629 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10