Diễn biến xấu của nợ xấu
Nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã và đang có những diễn biến xấu hơn, lên tới mức 7,21% cuối năm 2021, dù vẫn thấp hơn dự báo trước đó.
>>> Nợ xấu ngân hàng tăng trong quan ngại
Theo thống kê, nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã tăng mạnh, bao gồm từ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ có nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).
Nợ nhóm 3-5 tăng mạnh
Ngay cả những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp, nợ xấu các nhóm nói trên cũng tăng lên so với cùng kỳ 2020. Điển hình ở Vietcombank, nợ xấu tăng hơn 17% cuối 2021, trong đó, nợ xấu (nhóm 3 và 5) là hơn 6.121,127 triệu đồng. Riêng nợ nhóm 4 tăng gấp 4,32 lần lên 965.987 triệu đồng. Đáng chú ý, quy mô dư nợ bị ảnh hưởng được giữ nguyên nhóm là 10.537 tỷ đồng (nợ gốc hơn 9.000 tỷ đồng).
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, cho rằng “nợ cơ cấu chính là nợ xấu”, tức quy mô nợ xấu của Vietcombank cao hơn gấp đôi so với hiện tại 0,63%, và có lẽ sẽ tương ứng như chỉ tiêu đề ra, nợ xấu năm 2022 sẽ ở mức dưới 1,5%, vẫn trong kiểm soát khi Vietcombank đã trích lập dự phòng đủ 100% và bao phủ nợ xấu 424%.
Tuy nhiên, những ngân hàng khác không được như vậy. Ngay cả một ngân hàng tư nhân có tỷ lệ nợ xấu thấp trong hệ thống là ACB (0,78%), cũng xuất hiện nợ nhóm 3 tăng hơn 2 lần, nhóm 4 tăng hơn 2 lần và nhóm 5 tăng từ 1.216 tỷ đồng lên 1.379 tỷ đồng, đưa tổng nợ xấu tuyệt đối tăng 52% so với cùng kỳ năm trước, tương đương lên 2.799 tỷ đồng.
>>> World Bank khuyến nghị Việt Nam lập Nhóm công tác xử lý nợ xấu
Rủi ro đảo nợ cho vay tiêu dùng
Nợ xấu nhóm cho vay tiêu dùng đang tạo áp lực lên nhiều ngân hàng. Chẳng hạn, VPBank có nợ hợp nhất cao nhất hệ thống lên tới hơn 15.000 tỷ đồng, trong đó 60% là nợ xấu từ FE Credit.
Nợ xấu của các công ty tài chính, theo các chuyên gia, chủ yếu là nợ vay tín chấp. Ông Nguyễn Lê Ngọc Hoàn, Chuyên gia tài chính, cho rằng trong bối cảnh 2 năm khó khăn vì đại dịch, nhiều người đã vay tiêu dùng để cầm cự, nhưng khả năng trả nợ ngày càng bị bào mòn và không loại trừ trường hợp “vay dây chuyền” mượn A – trả B. Theo đó, nợ xấu sẽ ngày càng phình to, nhưng nợ gốc thống kê tại một tổ chức là chưa đủ. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến cả hệ thống lẫn các tổ chức có tăng trưởng cho vay từ tiêu dùng.
Theo Luật sư Trương Thanh Đức, không loại trừ khả năng ngân hàng đẩy nợ từ “tay nọ sang tay kia” để đạt các mục tiêu. Bất thường, hay chuyển động xấu của nợ xấu đã và đang là tín hiệu cảnh báo chung, đòi hỏi sự vào cuộc mạnh tay của cơ quan quản lý trong việc rà soát, giám sát các “dây chuyền” cho vay tiêu dùng trong lẫn ngoài hệ thống.
Có thể bạn quan tâm