Khó kỳ vọng mở rộng tín dụng
Theo ông Trần Ngọc Báu, Giám đốc điều hành WiGroup, yếu tố cần quan tâm nhất của Việt Nam hiện nay không phải lạm phát mà là tỷ giá.
>>> Nới room tín dụng để hỗ trợ lãi suất
Đây là yếu tố chính ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của NHNN. Khi FED tăng lãi suất, thị trường vốn bị ảnh hưởng, NHNN đã lựa chọn ổn định tỷ giá và hút tiền về bằng mọi hình thức. Trong khi dự trữ ngoại hối không đủ để NHNN duy trì chính sách tiền tệ độc lập.
Còn nhớ năm 2019 khi căng thẳng thương mại Mỹ- Trung lên đỉnh, đồng NDT đã rớt giá mạnh và USD cũng suy yếu. Tỷ giá hối đoái của Việt Nam liên quan đến 2 đồng tiền của 2 thị trường quyết định kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, sẽ khiến NHNN càng phải thận trọng hơn với điều hành ổn định tỷ giá, lãi suất.
SSI Research nhận định, những dữ liệu của kinh tế vĩ mô tháng 7 đã phần nào cho thấy nền kinh tế sẽ có một khoảng thời gian thách thức ở phía trước. “Rủi ro từ các yếu tố bên ngoài chưa có nhiều sự cải thiện, như rủi ro suy thoái ở Mỹ, chính sách Zero- Covid ở Trung Quốc, hay thậm chí là căng thẳng giữa Đài Loan và Trung Quốc, có thể tạo ra nhiều bất ổn cho nền kinh tế hơn ước tính”, SSI Research nhấn mạnh.
Từ nay đến cuối năm, khó có thể đặt kỳ vọng vào việc NHNN mở rộng tiền tệ. Và phía đầu tư công được kỳ vọng sẽ “gánh” áp lực tăng trưởng của nền kinh tế để đạt mục tiêu đề ra. Doanh nghiệp nên nắm bắt cũng như xây dựng kịch bản dự phòng để tránh phụ thuộc, đặt kỳ vọng vào mở rộng tín dụng lẫn tiếp vốn chi phí thấp.
Có thể bạn quan tâm