Mỹ - Trung vẫn đối lập chính sách tiền tệ

DIỄM NGỌC 18/06/2022 05:00

Các siêu cường kinh tế lớn nhất thế giới đang áp dụng các cách tiếp cận đối cực trong bản đồ đường lối chính sách của họ, với những lo ngại tương phản về lạm phát và nới lỏng tiền tệ.

>>Fed quyết mức tăng “lãi suất bất thường” thêm 0,75%

Theo giới chuyên gia phân tích, đợt tăng lãi suất lớn nhất kể từ năm 1994 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thêm 0,75 điểm phần trăm, có thể đã tạm thời ngăn cản việc giảm lãi suất rầm rộ của Bắc Kinh. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn tin rằng, điều đó sẽ không làm trật đường ray của Trung Quốc khi tiến hành lập trường nới lỏng và kế hoạch kích thích kinh tế.

Đợt tăng lãi suất lớn nhất kể từ năm 1994 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thêm 0,75 điểm phần trăm, có thể đã tạm thời ngăn cản việc giảm lãi suất rầm rộ của Bắc Kinh

Đợt tăng lãi suất lớn nhất kể từ năm 1994 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thêm 0,75 điểm phần trăm, có thể đã tạm thời ngăn cản việc giảm lãi suất rầm rộ của Bắc Kinh

Sự khác biệt chính sách giữa hai siêu cường kinh tế lớn nhất là do chu kỳ kinh tế khác nhau của họ, khi Washington đang làm tất cả những gì có thể để kiềm chế lạm phát còn Bắc Kinh tiếp tục tăng gấp đôi sự bình ổn.

Có thể thấy, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC), vốn là cơ quan luôn theo dõi sát sao và dự đoán các động thái của Mỹ, nhưng họ vẫn giữ nguyên lãi suất cho vay trung hạn (MLF) một năm ở mức 2,85%. Các khoản vay MLF là một công cụ chính được ngân hàng trung ương sử dụng để giải phóng thanh khoản trung hạn vào thị trường liên ngân hàng. Bất kỳ việc cắt giảm lãi suất nào cũng được coi là một tín hiệu rõ ràng để thúc đẩy nền kinh tế.

Hiện đồng Nhân dân tệ giao dịch ở nước ngoài đang mạnh lên quanh mốc 6,658 CNY/USD từ mức 6,72 CNY/USD sau quyết định của FED. Trong nước, đồng tiền của Trung Quốc được giao dịch cao hơn 0,4% ở mức 6,695 CNY/USD vào sáng ngày 16/5.

Larry Hu, nhà kinh tế trưởng tại Macquarie Capital cho biết trên tờ South China Morning Post rằng, việc FED thắt chặt chính sách chắc chắn đã gây áp lực lên Trung Quốc. Ví dụ rõ nhất là Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã trở nên miễn cưỡng trong việc cắt giảm lãi suất. Nhưng với vị thế là một quốc gia lớn, Trung Quốc phải kiên quyết với các chính sách độc lập.

“Các biện pháp kiểm soát vốn của nước này sẽ được duy trì để giúp giảm bớt những cú sốc quá mức đối với rủi ro tỷ giá của đồng Nhân dân tệ và Bắc Kinh có các công cụ nới lỏng khác. Chính quyền Trung Quốc có thể thúc đẩy các hoạt động kinh tế thông qua mở rộng tín dụng. Dòng vốn quan trọng đối với Trung Quốc trong bối cảnh áp lực kinh tế ngày càng tăng”, ông nói.

Trước động thái của FED, nhiều nền kinh tế đã thực hiện các bước tương tự. Cách đây một tuần, Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biết họ sẽ tăng 25 điểm cơ bản vào tháng tới, trong khi Úc đã tăng lãi suất thêm 50 điểm vào tuần trước. Cả các nước Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Hồng Kông cũng đã công bố mức tăng 75 điểm cơ bản vào ngày 16/5.

>>Vì sao Trung Quốc "đánh đổi" tăng trưởng kinh tế để khống chế COVID-19?

Mới đây, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã tuyên bố: “Chúng ta phải nắm bắt cơ hội và chú ý đến các điều chỉnh vĩ mô để đảm bảo nền kinh tế duy trì ở mức hợp lý. Đến nay, lạm phát vẫn thấp hơn mục tiêu kiểm soát hàng năm là 3% và chênh lệch lợi suất trái phiếu Trung Quốc-Mỹ vẫn còn nhỏ. Chúng ta không được in quá nhiều tiền hoặc thấu chi quá mức trong tương lai”.

Sự khác biệt chính sách giữa hai siêu cường kinh tế lớn nhất là do chu kỳ kinh tế khác nhau của họ, khi Washington đang làm tất cả những gì có thể để kiềm chế lạm phát còn Bắc Kinh tiếp tục tăng gấp đôi sự bình ổn

Sự khác biệt chính sách giữa hai siêu cường kinh tế lớn nhất là do chu kỳ kinh tế khác nhau của họ, khi Washington đang làm tất cả những gì có thể để kiềm chế lạm phát còn Bắc Kinh tiếp tục tăng gấp đôi sự bình ổn

Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc chỉ tăng 2,1% trong tháng 5 đã giúp biện minh cho cách tiếp cận nới lỏng tiền tệ của chính quyền nước này. Còn mức lãi suất cao hơn của Mỹ nhìn chung sẽ thu hút nhiều vốn trở lại từ các thị trường mới nổi, nhưng điều này có thể khiến các nền kinh tế đang mắc nợ nhiều có nguy cơ sụp đổ hoặc tình trạng hỗn loạn kinh tế khác xảy ra.

Trong đợt thắt chặt trước đó của Mỹ từ năm 2014-2017, Trung Quốc đã chứng kiến sự tháo chạy của dòng vốn và đồng Nhân dân tệ giảm giá nhanh chóng, buộc các nhà chức trách phải sử dụng dự trữ ngoại hối, cũng như tăng cường kiểm soát vốn để kiềm chế dòng tiền chảy ra và ổn định thị trường. Hiện tại, chênh lệch lợi suất giữa tín phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm và trái phiếu Trung Quốc đã tăng lên khoảng 60 điểm cơ bản.

Wang Chunying, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước cho biết, dòng vốn ròng từ thương mại hàng hóa và đầu tư trực tiếp nước ngoài, duy trì ở mức tương đối cao. Họ tiếp tục đóng một vai trò cơ bản trong việc ổn định dòng chảy xuyên biên giới. “Các yếu tố bên ngoài không ổn định và không chắc chắn vẫn tồn tại. Tuy nhiên, với hiệu quả của các chính sách kinh tế và kiểm soát dịch bệnh, đà phục hồi kinh tế đang được đẩy nhanh, và điều đó sẽ giúp ổn định thị trường ngoại hối và cán cân thanh toán của chúng ta”.

Có thể bạn quan tâm

  • Fed quyết mức tăng “lãi suất bất thường” thêm 0,75%

    08:04, 16/06/2022

  • FED dự kiến sẽ thực hiện ít nhất ba đợt tăng lãi suất lớn

    21:00, 26/05/2022

  • FED tăng lãi suất liên tục, ngân hàng Việt có chịu tác động?

    04:50, 24/05/2022

  • Nhân dân tệ vẫn chìm trong áp lực

    04:50, 11/06/2022

  • Nhân dân tệ khó vượt qua thách thức bởi đô la Mỹ

    05:00, 27/05/2022

  • Rủi ro Nhân dân tệ giảm giá

    04:53, 08/05/2022

  • Đồng Nhân dân tệ suy yếu trong bối cảnh kinh tế gián đoạn

    04:50, 29/04/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Mỹ - Trung vẫn đối lập chính sách tiền tệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO