Cân bằng tỷ giá và lãi suất
Theo các chuyên gia, NHNN nên ưu tiên hơn bài toán linh hoạt tỷ giá và cố gắng không tăng lãi suất, nếu tăng thì mức độ nhẹ nhàng để hỗ trợ doanh nghiệp.
>>>Tỷ giá sẽ “hạ nhiệt”
Việc cân bằng bài toán giữa tỷ giá và lãi suất đã thuận lợi hơn nhiều, nhất là khi FED có thể sẽ giảm quy mô tăng lãi suất trong các kỳ họp sắp tới.
Sức ép tỷ giá dịu bớt
Với CPI của Mỹ tiếp tục giảm xuống 7,7% trong tháng 10, giới chuyên gia kỳ vọng FED sẽ chỉ tăng 50 điểm lãi suất tại cuộc họp tháng 12 tới và sau đó có thể tiếp tục thu hẹp mức tăng lãi suất xuống 25 điểm. Kỳ vọng này đã đẩy USD quay đầu giảm. Hiện USD index ở quanh 106 điểm, giảm tới 7% so với mức đỉnh 20 năm thiết lập ngày 26/9.
Theo các chuyên gia, USD giảm đã giải tỏa bớt áp lực đến tỷ giá trong nước. “Áp lực tỷ giá USD/VND sẽ dịu dần, và mức độ mất giá của VND so với USD năm 2023 được kỳ vọng sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với năm nay”, TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia tài chính, nhận định.
Bên cạnh đó, việc cán cân thương mại thặng dư lớn, giải ngân vốn FDI tăng tích cực, trong khi kiều hối đang “vào mùa”… cũng hỗ trợ tích cực cho tỷ giá trong nước.
Đáng chú ý, NHNN cũng đã giảm giá bán ra USD lần đầu tiên sau 6 lần tăng liên tiếp, trong khi tỷ giá trung tâm cũng liên tục được điều chỉnh giảm trong thời gian gần đây.
>>>Tiền kỹ thuật số và tác động đến tỷ giá
Giải tỏa áp lực lãi suất
Để kiềm chế lạm phát và giải tỏa bớt áp lực đến tỷ giá, thời gian qua NHNN đã 2 lần điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành và trần lãi suất huy động, cho vay ngắn hạn. Chưa kể việc bán ra ngoại tệ để ổn định tỷ giá của NHNN cũng đồng nghĩa với việc hút về một lượng lớn tiền đồng, đẩy lãi suất tiền đồng tăng.
Theo TS. Cấn Văn Lực, lãi suất của Việt Nam tăng tương đối nhanh trong khoảng 2 tháng qua. Tuy nhiên, lãi suất không thể và không nên tăng nhanh và tăng mạnh quá trong thời gian tới. Nếu không, doanh nghiệp sẽ không thể chịu được, cản trở đà phục hồi kinh tế.
Trong thời gian gần đây, NHNN cũng liên tục bơm thêm thanh khoản vào thị trường, góp phần làm dịu áp lực tăng lãi suất. Theo thống kê, NHNN đã bơm vào thị trường tới 123.058 tỷ đồng trong tuần cuối tháng 10 và 2 tuần đầu tháng 11/2022.
Điều đáng mừng là hiện áp lực đến tỷ giá, lãi suất đã dịu bớt. TS. Cấn Văn Lực cũng cho rằng: "Khi áp lực lạm phát, áp lực tỷ giá toàn cầu giảm dần, chúng ta không phải tăng lãi suất mạnh và nhanh như vậy”.
“NHNN nên tìm điểm trung tính, cân bằng tốt hơn giữa bài toán giữa lãi suất và tỷ giá. Theo đó, cần ưu tiên hơn bài toán linh hoạt tỷ giá và cố gắng không tăng lãi suất, có tăng thì chỉ tăng nhẹ”, TS. Cấn Văn Lực khuyến nghị.
Có thể bạn quan tâm
Tỷ giá cuối năm 2022: Những thuận lợi và áp lực
05:10, 18/11/2022
PGV “sa vào bẫy tỷ giá”
14:00, 15/11/2022
Tỷ giá chưa dịu, sức ép lạm phát đã gia tăng
05:10, 09/11/2022
Viettel Global hưởng lợi từ tỷ giá
05:10, 09/11/2022
Doanh nghiệp giữa vòng xoáy tỷ giá và lãi suất
01:00, 09/11/2022
Có thể bạn quan tâm
Tỷ giá cuối năm 2022: Những thuận lợi và áp lực
05:10, 18/11/2022
PGV “sa vào bẫy tỷ giá”
14:00, 15/11/2022
Tỷ giá chưa dịu, sức ép lạm phát đã gia tăng
05:10, 09/11/2022
Viettel Global hưởng lợi từ tỷ giá
05:10, 09/11/2022
Doanh nghiệp giữa vòng xoáy tỷ giá và lãi suất
01:00, 09/11/2022
Có thể bạn quan tâm