Thoát vùng rủi ro thanh khoản
Khi các ngân hàng cho vay vượt quá vốn huy động (bao gồm lượng tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá), thì rủi ro thanh khoản sẽ hiện hữu.
>>>CHIẾN LƯỢC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP (Kỳ 6): Mở rộng mục tiêu tăng trưởng tín dụng hay không?
Tuy nhiên, các ngân hàng sẽ có nhiều lựa chọn để thoát vùng rủi ro thanh khoản.
Khi LDR >100%
Không ít doanh nghiệp đã tỏ ra hết sức bất ngờ khi ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký VNBA phát biểu tại một hội thảo do DĐDN tổ chức là “ngân hàng hết tiền, có nới room thì ngân hàng cũng không có tiền để cho vay”.
Hiện tượng "các ngân hàng không có tiền" chủ yếu bắt nguồn từ sự chênh lệch vốn đầu vào và vốn đầu ra, khi tăng trưởng huy động trong thời gian qua rất thấp, trong khi tăng trưởng tín dụng quá cao. Do đó, nhiều ngân hàng đã có tỷ lệ dư nợ cho vay/vốn huy động (LDR) trên 100%, vượt quy định tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN (85%). Tỷ lệ LDR cao tức cho vay cao thông thường thì khả năng sinh lợi cao, song rủi ro cũng tương ứng.
Vấn đề là tỷ lệ LDR trên 100%, đã loại trừ cho vay qua UPAS LC. Nếu LDR có thay đổi cách tính gộp cả khoản mục thanh toán thư tín dụng trả chậm này, TCB, VPB, TPB, HDB, SHB sẽ còn đẩy cao LDR và đẩy ngân hàng vào vùng rủi ro thanh khoản còn cao hơn.
Điều đó đồng nghĩa rằng, nếu không nguồn vốn trên thị trường khác, các ngân hàng có LDR cao, sẽ rất khó có cơ hội tăng tốc cho vay cuối năm.
Đầu tháng 12/2022, một số NHTM đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem xét nới thêm room tín dụng. Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đã tăng rất sát chỉ tiêu năm 14%, việc nới room về cơ bản là tạo cơ hội để góp phần thúc đẩy tín dụng đến với khu vực tư nhân, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, tất nhiên là với điều kiện là ngân hàng phải đủ, dư thanh khoản để có thể bơm vốn, tạo tiền.
>>>NHNN đã thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022
Lựa chọn của ngân hàng
Trong số các NHTM được cấp room tín dụng theo hạn mức, có một số ngân hàng cũng đang kéo LDR vượt giới hạn sinh lời hiệu quả, an toàn ở 80-85% như đề cập ở trên Đây đang và sẽ tiếp tục là một vấn đề mà để giải ngân “đúng”, “trúng” các mục tiêu theo chủ trương Chính phủ và NHNN, các NHTM này sẽ phải cân đối lại và đảm bảo tránh vùng rủi ro thanh khoản ở mức tốt nhất.
Ông Nguyễn Lê Ngọc Hoàn, Chuyên gia tài chính cho rằng, thuận lợi lớn nhất lúc này là áp lực tỷ giá với Việt Nam tạm thời không còn căng nữa, do đó việc điều tiết lãi suất liên ngân hàng ở mặt bằng không quá cao sẽ giúp tạo thêm nguồn vốn cho các nhà băng có room đẩy mạnh giải ngân. Ngân hàng Nhà nước mặt khác, cũng đang ghi nhận các động thái bơm vốn trên thị trường mở với kỳ hạn dài hơn.
“Các ngân hàng sẽ có nhiều lựa chọn để thoát vùng rủi ro thanh khoản như tăng lãi suất huy động cuối năm (không được khuyến khích), phát hành giấy tờ có giá và đồng thời chấp nhận giảm lãi vay, giảm NIM để có thêm room cho đà tín dụng năm tới…”, ông Hoàn nhấn mạnh.
Đáng chú ý, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các NHTM tiết giảm chi phí kinh doanh để đảm bảo khả năng hạ lãi vay. Đây cũng là một trong những điều kiện cần để việc giải ngân theo room tín dụng mới ở tháng cuối năm, cao hơn hẳn so với chu kỳ tăng trưởng tín dụng của các năm trước, sẽ phát huy hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
NHNN: Ngân hàng đã tuyên bố gói tín dụng ưu tiên phải thực hiện như cam kết
05:02, 14/12/2022
Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc, cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế
19:50, 12/12/2022
Nới room tín dụng- cơ hội có thành hiện thực?
03:50, 12/12/2022
Nới room tín dụng: Kịp thời nhưng chưa thỏa "cơn khát" vốn
03:50, 10/12/2022