Giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp thế nào?

HÀ ANH 15/04/2023 12:00

Theo giới chuyên gia, việc giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp là vô cùng cần thiết trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

>> Quảng Ninh: Doanh nghiệp nặng gánh lãi vay hậu COVID-19

Thế nhưng, thời gian giãn nợ phải đủ dài và đi kèm với việc không chuyển nhóm nợ thì mới có tác dụng trên thực tế.
Cần giãn, hoãn nợ...

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của nhiều ngân hàng đã tăng lên. Nguồn: Báo cáo tài chính quý IV/2022 các ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của nhiều ngân hàng đã tăng lên. Nguồn: Báo cáo tài chính quý IV/2022 các ngân hàng.

Cần giãn, hoãn nợ...

Mặc dù mặt bằng lãi suất đang có xu hướng giảm, thế nhưng tín dụng vẫn tăng trưởng ì ạch trong những tháng đầu năm. Theo NHNN Việt Nam, tính đến ngày 28/3 tín dụng mới tăng có 2,06%, chưa bằng một nửa so với mức tăng của cùng kỳ năm trước và mới chỉ đạt khoảng 14% so với mục tiêu tín dụng cả năm mà NHNN đã đề ra.

Nguyên nhân khiến tín dụng tăng chậm chủ yếu do hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, thậm chí không ít doanh nghiệp buộc phải thu hẹp sản xuất do thiếu đơn hàng. Số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm chỉ đạt khoảng 79,17 tỷ USD, giảm tới 11,9% so với cùng kỳ năm trước.

“Hiện sức cầu đang giảm, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động doanh nghiệp nên doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh mà có nhu cầu vay để cầm cự. Do đó, các ngân hàng cần có chính sách giãn nợ cho doanh nghiệp”, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM kiến nghị.

... và giữ nguyên nhóm nợ

Tại buổi họp báo thông tin về kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng quý I/2023 vừa diễn ra, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, việc giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp là cần thiết, song cũng phải đảm bảo độ an toàn và bản chất nợ của nền kinh tế, không để xảy ra tình trạng nợ xấu bị che giấu dưới hình thức giãn, hoãn này.

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc giãn, hoãn nợ chỉ phát huy tác dụng khi đi kèm quy định “được giữ nguyên nhóm nợ”; nếu không, theo quy định hiện hành, những khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ bị xếp vào nhóm nợ thấp hơn.

“Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ sẽ giúp doanh nghiệp không phải chịu mức lãi suất phạt quá hạn, đồng thời có thể tiếp cận khoản tín dụng mới thuận lợi hơn. Việc không bị xếp vào nhóm nợ xấu cũng tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu để huy động vốn”, một chuyên gia phân tích.

Không chỉ doanh nghiệp, mà ngay cả các ngân hàng cũng được hưởng lợi nếu chính sách này được ban hành. Theo đó, việc cơ cấu nợ và giữ nguyên nhóm nợ sẽ giúp ngân hàng giảm được nguy cơ nợ xấu, từ đó giảm chi phí trích lập dự phòng rủi ro. Điều đó cũng tạo điều kiện cho ngân hàng có thêm nguồn lực để giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, NHNN cần tính toán thời gian cơ cấu lại nợ hợp lý bởi những bất ổn đối với kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ còn kéo dài, nhất là sau những bất ổn mới đây trên thị trường tài chính toàn cầu. Trong khi với độ mở lớn của nền kinh tế Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp khó có thể tránh khỏi những tác động bất lợi từ kinh tế toàn cầu.

Có thể bạn quan tâm

  • Không dễ hoán nợ trái phiếu bằng bất động sản

    Không dễ hoán nợ trái phiếu bằng bất động sản

    03:00, 20/03/2023

  • Hoãn nợ cho doanh nghiệp bất động sản

    Hoãn nợ cho doanh nghiệp bất động sản

    01:00, 28/02/2023

  • Loạt ông lớn địa ốc đề xuất cho phép cơ cấu nợ

    Loạt ông lớn địa ốc đề xuất cho phép cơ cấu nợ

    13:34, 08/02/2023

  • Tăng cường cácp/giải pháp cơ cấu nợ

    Tăng cường các giải pháp cơ cấu nợ

    04:35, 22/05/2022

  • HẠ LÃI VAY, NÊN HAY KHÔNG: Nới phạm vi cơ cấu nợ

    HẠ LÃI VAY, NÊN HAY KHÔNG: Nới phạm vi cơ cấu nợ

    14:10, 15/08/2021

HÀ ANH