Loạt ông lớn địa ốc đề xuất cho phép cơ cấu nợ

Diendandoanhnghiep.vn Tại Hội nghị trực tuyến về tín dụng bất động sản do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sàn 8/2, một số doanh nghiệp địa ốc đã kiến nghị cho phép bất động sản được tái cấu trúc nợ, giữ nguyên nhóm nợ.

>> NHNN khẳng định vẫn cấp tín dụng cho lĩnh vực bất động sản

Doanh nghiệp địa ốc khó khăn dòng tiền, đối diện với các khoản vay đến hạn.

Tại Họi nghị tín dụng bất động sản, nhiều doanh nghiệp địa ốc đã chia sẻ khó khăn dòng tiền, đối diện với các khoản vay đến hạn.

Cụ thể, chia sẻ tại Hội nghị, bà Đỗ Thị Phương Nam, Giám đốc Phụ trách tái cấu trúc cho Tập đoàn Novaland cho biết, tháng 11/2022 cả thị trường tài chính lẫn thị trường bất động sản đều biến động, doanh nghiệp đối diện với rất nhiều khó khăn.

Đối với các khoản vay trong nước, có rất nhiều khó khăn vì vậy bây giờ doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục làm việc với các ngân hàng để tháo gỡ khó khăn này. Trên cơ sở đó, Novaland đề nghị NHNN xem xét cho các tập đoàn bất động sản được tái cấu trúc nợ, giãn nợ trong vòng 24-36 tháng.

Vị nữ giám đốc cho biết, ách tắc pháp lý các dự án cũng đã diễn ra rất lâu, tại TP HCM, hàng nghìn trường hợp, TP Hà Nội chỉ có khoảng 350 trường hợp ách tắc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chi phí sản phẩm bất động sản đến tay người dân rất cao.

Bên cạnh đó bà Phương Nam cũng cho biết những doanh nghiệp như Novaland khi đầu tư phát triển các đô thị vệ tinh, nên nguồn vốn đầu tư rất nhiều hạ tầng bởi đi vào những vùng sâu, vùng xa như vậy mà hạ tầng không có.

"Trong khi hiện nay, chính sách tín dụng đô thị quy mô hàng nghìn ha chưa rõ ràng, hiện vẫn được xem như một dự án bất động sản. Do đó, có sự mất cân đối giữa dòng vốn vào hạ tầng cần một thời gian dài để thu hồi vốn, rất khác với các dự án bất động sản riêng lẻ trong thành phố - nơi hạ tầng có sẵn. Vì vậy cần có một cơ chế tín dụng hướng dẫn chi tiết hơn về việc phát triển hạ tầng đô thị nơi vùng sâu, vùng xa" - đại diện Novaland chia sẻ.

Cũng phát biểu tại Hội nghị, ông Lê Trọng Khương, Phó Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh kiêm Tổng Giám đốc Hưng Thịnh Land cũng cho biết, với Hưng Thịnh, câu chuyện nhảy nhóm nợ thì chưa. Nhưng trong trường hợp nếu NHNN không có chính sách quyết liệt và hỗ trợ trong việc cơ cấu lại nhóm nợ thì đến một thời điểm nào đó thì câu chuyện nhảy nhóm nợ cũng có thể xảy ra.

"Chúng tôi thấy, việc gia hạn nợ cũng là điều kiện để hỗ trợ việc giải ngân tiếp theo cho các doanh nghiệp", ông Khương nói.

>> Hoàn thiện các quy định pháp luật về nhà ở và kinh doanh bất động sản

Các doanh nghiệp cho biết việc khó nhất của thị trường hiện nay là cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ.

Vấn đề thứ hai, lãi suất hiện nay đang ở mức rất cao. Các nhà đầu tư nước ngoài đã vào Việt Nam từ trước đây gần như hiện tại họ không tham gia đầu tư và đang ở tâm thế chờ đợi. Bên cạnh đó, lãi suất tăng cao cũng ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm được đưa ra thị trường.

Lãnh đạo Hưng Thịnh cũng cho biết, bản thân Hưng Thịnh Land thời gian vừa qua cũng có kế hoạch xây nhà ở xã hội và chúng tôi cũng cần phải có nguồn vốn huy động nhưng cũng đang gặp bế tắc.

"Chúng tôi đề xuất NHNN và các ngân hàng thương mại nghiên cứu về lãi suất để có một mức phù hợp hỗ trợ cho các doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm vừa túi tiền cho người dân", ông Lê Trọng Khương kiến nghị.

Trong khi đó, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM cũng cho rằng việc khó nhất của thị trường hiện nay là cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ.

Chủ tịch HoREA cho biết lãi suất hiện nay doanh nghiệp chịu được, song việc nhảy nhóm nợ khiến các doanh nghiệp bất động sản không thể vay được tín dụng. Do đó, nếu Ngân hàng nới lỏng đối với nợ nhóm 2-3 mà dự án có khả thi thì nên giải ngân cho doanh nghiệp. Nếu muốn các khoản nợ không nhảy nhóm thì chỉ có cách cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ.

Tuy nhiên, ở góc độ ngân hàng, Nguyễn Hoàng Dũng, quyền Tổng giám đốc VietinBank cho rằng đây là vấn đề của thị trường, nếu có cơ chế đặc thù cho bất động sản thì các hiệp hội ngành nghề khác cũng đòi cơ cấu nợ, như vậy sẽ không đảm bảo nguyên tắc công bằng giữa các ngành nghề.

Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho rằng ý của doanh nghiệp về cơ cấu nợ là xác đáng, tuy nhiên giải quyết như thế nào để không có sự phân biệt đối xử với các ngành nghề khác. Một trong những điều kiện hết sức quan trọng là cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ. Việc này cần nghiên cứu sao cho hài hoà. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Loạt ông lớn địa ốc đề xuất cho phép cơ cấu nợ tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713478812 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713478812 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10