"Siêu thị số" và "cửa hàng số" đi vào chiến lược của ngân hàng
Trong thời đại ngày nay, số hóa trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng là xu thế không thể nào đi ngược. 2023 hứa hẹn kế hoạch tăng tốc số hóa và theo cách thức riêng của từng ngân hàng.
>>Số hóa ngân hàng, con đường không thể nào thay khác
Động lực số hóa ngân hàng
Hiện nay tại Việt Nam, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đều đã có định hướng, yêu cầu sát sao đối với chuyển đổi số, số hóa hoạt động ngân hàng.
Ở góc độ người dùng, ghi nhận của chúng tôi cho thấy số lượng người dùng đã lên tới trên 90% các hoạt động giao dịch qua kênh số. Có thể nói, sự cạnh tranh trên môi trường số hóa của ngành ngân hàng đã và đang trở thành đương nhiên. Tất cả các ngân hàng đều phải lấy khách hàng hàng là mục tiêu trọng yếu nhất và trên môi trường kinh doanh số cũng sẽ đòi hỏi các sản phẩm dịch vụ tài chính được số hóa không thua kém gì các sản phẩm, dịch vụ tài chính truyền thống khác.
Với những ngân hàng quy mô tín dụng vừa và nhỏ, lấy ví dụ như chúng tôi, ngân hàng OCB có quy mô tín dụng vừa, thì số hóa còn quan trọng hơn. Trên cơ sở quy mô của mình, chúng tôi đặt mục tiêu trở thành NHTMCP tư nhân tốt trên thị trường. Và chúng tôi không có nhiều lựa chọn. Ngân hàng số vì vậy vừa là cách thức vừa là hướng đi tốt nhất. 2 năm qua OCB thông qua chiến lược 2021-2025, lấy ngân hàng số là trụ cột, là mục tiêu phát triển quan trọng nhất, là gạch đầu dòng đầu tiên trong mọi gạch đầu dòng chiến lược... Từ đó mà đưa ra sản phẩm số; số hóa toàn diện quy trình hoạt động ngân hàng. Vì đã xác định đây là mục tiêu ưu tiên nên ngân hàng luôn và sẽ dồn hết sức. Chúng tôi cũng xác định rằng số hóa ngân hàng thì ở đâu, trong nước hay nước ngoài đều cần; Nhu cầu ngày càng cao thì cạnh tranh ngày càng mạnh.
>>Thống đốc NHNN: Tạo thuận lợi cho phát triển dịch vụ ngân hàng số, thanh toán số
Dĩ nhiên, khi đặt mục tiêu muốn nằm trong top đầu ngân hàng số, thì mỗi ngân hàng phải có cách thức riêng.
Hai yếu tố thuận lợi khi kinh doanh trên môi trường số
Điều thuận lợi cho các nhà băng có quy mô vừa và nhỏ, thứ nhất là khi chúng ta hoạt động trên môi trường số, thì sẽ không bị thiệt thòi về mặt quy mô. Chúng ta biết rằng trong lĩnh vực ngân hàng, trên môi trường kinh doanh thông thường, quy mô của nhà băng, quy mô của tín dụng luôn là lợi thế. Khi quy mô tín dụng lớn, ngân hàng luôn sẵn sàng câp cho vay khoản cao hơn. Ccùng chiến dịch quảng cáo về một chương trình ưu đãi tín dụng, nhưng quy mô ngân hàng lớn hơn thì hoạt động cho vay tốt hơn, việc tiếp cận khách hàng hơn...
Theo Vụ Thanh toán thuộc NHNN, các công nghệ thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 đã được ứng dụng rộng rãi vào các dịch vụ ngân hàng cốt lõi (thanh toán, tín dụng, nhận tiền gửi), thanh toán trên thiết bị di động tăng trưởng mạnh hàng năm (90% về số lượng và 150% về giá trị). Hệ sinh thái số, thanh toán số đã được thiết lập với việc kết nối dịch vụ ngân hàng số với nhiều dịch vụ số khác trong nền kinh tế mang lại các trải nghiệm liền mạch và lợi ích to lớn cho người sử dụng dịch vụ trên không gian số.
Năm 2023, một trong những nhiệm vụ trọng tâm được NHNN đặt ra là thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng gắn với đảm bảo an ninh, an toàn, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện cho việc phát triển các mô hình kinh doanh mới, sản phẩm, dịch vụ tiện ích, an toàn, đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.
Trên môi trường số, lợi thế đó không còn tuyệt đối.
Chẳng hạn như MoMo, công ty ví điện tử nếu cách đây vài năm là một Fintech chưa thực sự có tên tuổi, tổng tài sản thấp hơn nhiều so với ngân hàng, nhưng sau vài năm tăng tốc kinh doanh, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ thanh toán số, đến ngày nay, MoMo với độ phủ về lượng người giao dịch, kết nối, cung cấp các dịch vụ thanh toán nhỏ thì đến ngân hàng cũng... còn phải "ngã mũ chào". Có thể nói là trên môi trường số, việc bứt tốc đòi hỏi sự sáng tạo, quyết tâm hơn là quy mô.
Thứ hai là đổi mới về số hóa, điểm xuất phát chính bắt đầu tư duy lãnh đạo, chứ không phải bắt đầu tư nguồn lực. Với ngân hàng, các lãnh đạo cấp cao ngân hàng, sẽ là những người có quyền quyết định chủ chốt. Nếu không có sự đổi mới bắt đầu từ tư duy lãnh đạo, hay nói cách khác tư duy không thay đổi thì đổ tiền làm số cũng khó thay đổi. So sánh ở OCB, chúng tôi có lợi thế này, có sự nhất quán trong tư duy lãnh đạo về đổi mới, có sự chú trọng dữ liệu, HĐQT học hỏi rất cao trong hiện đại hóa số hóa ngân hàng, và chúng tôi hiểu đội ngũ mình có quyết tâm, học hỏi để chuyển đổi tư duy từ kinh doanh truyền thống sang kinh doanh số.
"Siêu thị số" và "cửa hàng số" vào ngân hàng
Trong thời điểm hiện nay, ghi nhận từ thị trường cho thấy, khách hàng của ngân hàng số đã có chuyển dịch yêu cầu, mong muốn đối với việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính số. Các khách hàng không chỉ yêu cầu những trải nghiệm tốt hơn và hơn thế, người ta cần nhận ra lợi ích thực sự. Hay nói cách khác, ngân hàng số không còn chỉ dừng thanh toán tiện lợi, mà đích đến còn phải là thanh toán phù hợp với mong muốn của từng người, là thanh toán an toàn.
Chính vì vậy mà chúng tôi tư duy rằng cần phát triển ngân hàng số theo những mô hình như "siêu thị", chẳng hạn như ở OCB OMNI thì đó là "siêu thị" của ngân hàng số, phục vụ cho các giao dịch lớn đến mua sắm. Ngoài ra, cần có những "cửa hàng nhỏ" khác theo các đòi hỏi lợi ích riêng của từng nhóm khách hàng, hướng về lợi ích, mong muốn cụ thể của khách hàng. Theo đó chúng tôi liên kết để cho ra "cửa hàng" phụ vụ cho vay mortgage - cầm cố nhà đất trên môi trường số, liên kết sàn giao dịch để giới thiệu bất động sản phù hợp túi tiền người mua nhà.
Trên thị trường, dữ liệu cho thấy lượng khách hàng trẻ có nhu cầu sở hữu nhà ở (mức dưới 2 tỷ đồng) rất lớn. Nguồn cầu cho phân khúc này lại thấp. Việc kết nối cung -cầu vốn đã khó khăn, theo đó sự ra đời của "cửa hàng nhỏ" ngân hàng trên môi trường số kết nối cách bên với nhau và cũng đồng thời triển khai thẩm định, cho vay, đáp ứng yêu cầu một cách nhanh chóng; thậm chí có tiến đến kết nối hỗ trợ cho nhà môi giới nhỏ, có nguồn hàng, qua đó để hướng đến lợi ích khách hàng và các bên đều có lợi.
Trong khi đó, nếu như OMINI hợp tác Backbase để có ứng dụng Mobile là "siêu thị số" không chỉ để khách hàng mua sản phẩm ngân hàng mà còn mua, sử dụng sản phẩm của đối tác, tiện dụng đa dạng, nhiều lợi ích, thì dữ liệu phân tích thị trường cũng cho thấy nhu cầu khách hàng luôn có sự phân hóa, không phải khách hàng cũng có nhu cầu như nhau. Đặc biệt, có những nhóm khách hàng có nhu cầu rất đơn giản. Liobank được phát triển, là ứng dụng đơn giản về giao diện và cung cấp đủ tiện ích, với các giao dịch nhanh, cung cấp hạn mức nhỏ 5 triệu -10 triệu đồng/ thẻ tín dụng và giúp quản lý chi tiêu tập trung cho nhóm khách hàng từ 18-30 tuổi... là vì vậy.
Như vậy, trong chiến lược số của ngân hàng, có thể hình dung như trong bán lẻ, cửa hàng số (mini mart) không hề cạnh tranh với siêu thị số mà ngược lại, nó bổ trợ cho nhau, đáp ứng mọi yêu cầu, mọi lúc mọi nơi, theo từng nhóm mong muốn, nhu cầu riêng của từng nhóm, phân khúc khách hàng. Đó đang và sẽ là cách thức chúng ta triển khai chiến lược ngân hàng bán lẻ trên môi trường kinh doanh số hiện nay và tới đây.
Có thể bạn quan tâm
Tháo rào cản để thúc đẩy thanh toán số
05:00, 09/02/2023
OCB phối hợp thu Ngân sách Nhà nước và thanh toán song phương điện tử với Kho Bạc Nhà nước
04:50, 03/03/2022
Nhiều phương thức sáng tạo sẽ thúc đẩy thanh toán số tại Đông Nam Á
15:00, 29/07/2021
Hạ tầng thanh toán số tại Việt Nam đã sẵn sàng
11:00, 29/07/2021
Người trẻ sẽ quyết định tương lai thanh toán số
13:27, 30/04/2021