Chuyển nguồn gói hỗ trợ lãi suất

HÀ ANH 08/05/2023 03:40

Trước tiến độ giải ngân chập chạp của gói hỗ trợ lãi suất, nhiều chuyên gia đề nghị chuyển nguồn ngân sách dành cho chương trình này sang các chương trình hỗ trợ khác, như giãn, giảm thuế...

>> “Gỡ vướng” gói hỗ trợ lãi suất

Theo báo cáo của NHNN, đến nay tổng số tiền hỗ trợ lãi suất đã giải ngân mới đạt 330 tỷ đồng, tức mới đạt khoảng 0,83% quy mô của gói hỗ trợ này.

 Theo khảo sát của VCCI, có 29,5% doanh nghiệp biết tới chương trình hỗ trợ lãi suất, song chỉ khoả̉ng 2% doanh nghiệp đã nhận được khoản vay theo chương trình này.

Theo khảo sát của VCCI, có 29,5% doanh nghiệp biết tới chương trình hỗ trợ lãi suất, song chỉ khoả̉ng 2% doanh nghiệp đã nhận được khoản vay theo chương trình này.

Giải ngân ì ạch

Sở dĩ kết quả thực hiện gói hỗ trợ lãi suất rất thấp do không ít doanh nghiệp ngại thủ tục rườm rà. Trong khi các ngân hàng cũng không mặn mà khi nhiều khoản hỗ trợ lãi suất từ năm 2009 đến nay chưa được quyết toán. Tuy nhiên, điều mà các doanh nghiệp và ngân hàng lo ngại nhất chính là công tác thanh kiểm tra sau này, nhất là yêu cầu đánh giá "khả năng phục hồi" của khách hàng.

Trước thực tế này, Chính phủ đã yêu cầu NHNN khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 31/2022/NĐ-CP để tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy giải ngân gói hỗ trợ lãi suất.

Trong văn bản trả lời cử tri Bình Thuận mới đây, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cũng cho biết, NHNN đã có phương án xử lý, sửa đổi Nghị định 31/2022. Tuy nhiên, kết quả hỗ trợ lãi suất vẫn phụ thuộc lớn vào tâm lý khách hàng.

>>Hạ lãi suất cho vay để giảm gánh nặng cho doanh nghiệp 

Nên chuyển nguồn cho hiệu quả

Việc sửa đổi Nghị định 31/2022 cần có thời gian, trong khi thời hạn triển khai gói hỗ trợ này không còn nhiều, muộn nhất là đến 31/12/2023. Ngay cả khi Nghị định 31 được sửa đổi chưa chắc đã xóa bỏ được tâm lý e ngại của các doanh nghiệp.

NHNN cũng dự kiến, sau khi Nghị định 31/2022 được sửa đổi, số tiền hỗ trợ lãi suất giải ngân trong năm 2023 cũng chỉ đạt khoảng 2.345 tỷ đồng, có nghĩa vẫn còn tới 37.521 tỷ đồng dự kiến không giải ngân hết.

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, Chuyên gia tài chính, cũng cho rằng việc sửa đổi Nghị định 31/2022 mất nhiều thời gian, trong khi doanh nghiệp đang rất cần được hỗ trợ để phục hồi sản xuất kinh doanh. Do đó, nên điều chuyển nguồn hỗ trợ lãi suất chưa giải ngân được sang gói hỗ trợ khác như miễn, giảm thuế, phí, lệ phí… cho các doanh nghiệp.

Ngoài ra, cũng có ý kiến đề nghị chuyển nguồn lực của gói hỗ trợ lãi suất sang hỗ trợ xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Bởi theo số liệu công bố mới đây, để đảm bảo mục tiêu phát triển nhà ở xã hội đến năm 2030, cần khoảng 849.500 tỷ đồng, chủ yếu bằng nguồn vốn xã hội hóa để hoàn thành mục tiêu đề ra đến năm 2030 là hoàn thành 1.062.200 căn hộ nhà ở xã hội, nhà công nhân.

Có thể bạn quan tâm

  • Cần sớm có gói hỗ trợ “tiếp sức” người lao động và doanh nghiệp

    Cần sớm có gói hỗ trợ “tiếp sức” người lao động và doanh nghiệp

    04:00, 20/01/2023

  • Công khai các gói hỗ trợ về chuyển đổi số

    Công khai các gói hỗ trợ về chuyển đổi số

    03:00, 21/12/2022

  • Cần gói hỗ trợ lãi suất vay cho doanh nghiệp

    Cần gói hỗ trợ lãi suất vay cho doanh nghiệp "giữ chân" người lao động

    15:05, 19/12/2022

  • Doanh nghiệp Thanh Hóa

    Doanh nghiệp Thanh Hóa "ngóng" gói hỗ trợ lãi suất 2%

    05:00, 11/11/2022

  • “Gỡ nút thắt” gói hỗ trợ lãi suất

    “Gỡ nút thắt” gói hỗ trợ lãi suất

    12:00, 05/11/2022

HÀ ANH