“Chuyên biệt hóa” các gói hỗ trợ

LÊ MỸ 26/05/2023 13:30

Việc “chuyên biệt hóa” các gói hỗ trợ đang được đề xuất và có thể sẽ là hướng triển khai phù hợp để thúc đẩy tín dụng trong thời gian tới.

>> Hạ lãi suất, vẫn cần thêm “cú hích” tín dụng

 Việc giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2% vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Nguồn: VCCI

Việc giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2% vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Nguồn: VCCI

Thay đổi cách tiếp cận

Một trong những gói hỗ trợ được triển khai từ 2022-2022 theo chủ trương Quốc hội và Chính phủ phê duyệt là gói hỗ trợ lãi suất 2% dành cho các nhóm đối tượng cụ thể. Tuy nhiên, đến nay, gói này vẫn rất khó giải ngân. Nguyên nhân nằm từ nhiều phía.

Theo bà Huỳnh Vĩnh Phúc Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phần lớn nguyên nhân khiến gói này không giải ngân được là doanh nghiệp có tâm lý khó tiếp cận, e dè các quy định về tài sản thế chấp cũng như thủ tục ràng buộc. 

Tại Tây Ninh, ông Dương Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, việc triển khai đánh giá các doanh nghiệp khó khăn theo đối tượng có phần khó cho các NHTM; trong một doanh nghiệp vay có nhiều phần kinh doanh khác nhau khó tách rời phần hưởng lãi suất hỗ trợ; hay khách hàng đủ điều kiện vay nhưng vẫn e ngại thanh tra kiểm toán và chi phí hưởng hỗ trợ lãi suất so với các chi phí theo dõi hồ sơ chứng từ tuân thủ hậu kiểm, thanh kiểm tra; thậm chí có doanh nghiệp lo ngại bị thu hồi số tiền hỗ trợ lãi suất sau kiểm tra rất khó xử lý… Nhiều nguyên nhân đa dạng như vậy khiến gói hỗ trợ lãi suất 2% bị “đóng cứng”. 

Trong khi đó thực tế, ông Thắng cho biết doanh nghiệp tại tỉnh Tây Ninh đã có những gói chính sách tương tự, hỗ trợ cho vay lãi suất 2% trong 5 năm với doanh nghiệp, hợp tác xã. Đây là gói đơn giản thủ tục khiến doanh nghiệp dễ tiếp cận vốn chi phí thấp hơn.

Ở TP HCM, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp (HUBA) cũng kiến nghị TP khởi động lại chương trình kích cầu mà TP đã triển vay cho 20 năm qua và vừa mới dừng 2 năm lại đây, qua đó, hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ lãi vay mà chủ đầu tư thực hiện dự án nhằm “giải cứu” doanh nghiệp.

>>Ông Phan Văn Mãi: Mong muốn giảm lãi suất cho vay về 7-8%

Như vậy, bên cạnh gói 2% hoặc được kiến nghị đơn giản hóa thủ tục thẩm định, đẩy mạnh giải ngân hoặc chuyển nguồn sang các chương trình hỗ trợ khác đồng sử dụng NSNN, việc chuyên biệt hóa các gói hỗ trợ tín dụng từ địa phương, sát gần với doanh nghiệp đang được xem là cấp thiết, phụ thuộc vào sự chủ động của từng địa phương.

Các gói hỗ trợ theo ngành hàng

Mới đây, làm việc với, đứng trước tình trạng nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng, hoạt động cầm chừng, nhiều địa phương xuất hiện cảnh người dân “treo ao”, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu NHNN tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp, ưu tiên nguồn vốn cho doanh nghiệp xuất khẩu. Trong đó, ngành ngân hàng khẩn trương nghiên cứu gói tín dụng 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho doanh nghiệp lâm sản và thủy sản trong tháng 5. Việc ngành lâm thủy sản có gói hỗ trợ khiến các doanh nghiệp ngành hàng khác có thêm kỳ vọng họ cũng sẽ được duyệt các gói hỗ trợ chuyên biệt.

Một số ngành hàng kỳ vọng sẽ được nhà điều hành xem xét ban hành các gói hỗ trợ

Một số ngành hàng kỳ vọng sẽ được nhà điều hành xem xét ban hành các gói hỗ trợ "đo ni đóng giày" phù hợp đặc thù tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp trong ngành. Ảnh minh họa: BVB

Ông Trần Như Tùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam kiêm Chủ tịch Tập đoàn Thành Công, cho rằng việc xem xét triển khai gói hỗ trợ như trong Covid-19, Ngân hàng CSXH cho vay 0% trả lương cho người lao động hoặc thậm chí áp lãi suất 1-2%, trên tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp có khả năng trả nợ, doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ trả nợ trong trước đây, là giải pháp cần thiết lúc này nhằm giữ lao động, giữ nguồn lực cho doanh nghiệp, không mất cơ hội khi thị trường phục hồi.

Còn theo bà Huỳnh Thị Phúc - Phó Trưởng đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, bên cạnh việc NHNN cần nghiên cứu kỹ việc triển khai cho thực tế các chính sách khoanh, giãn nợ, giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp nói chung và gói 2% nói riêng, thì cần có gói hỗ trợ riêng phù hợp với doanh nghiệp du lịch. Bởi đây là ngành kinh doanh không khói, có đặc thù riêng nên cần có cơ chế xem xét thẩm định, duyệt vay riêng. Chẳng hạn như doanh nghiệp sản xuất có thể đưa dự án sinh lời ngay để vay vốn hoặc có nhà xưởng, dây chuyện sản xuất để thế chấp vay vốn, còn doanh nghiệp du lịch thì cần thời gian mới sinh lợi, cũng như không có tài sản đảm bảo. 

“Linh hoạt các điều kiện, nới lỏng các chỉ tiêu đánh giá mà doanh nghiệp đáp ứng được là cách hiệu quả nhất để các NHTM hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay và các quý cuối năm”, bà Huỳnh Thị Phúc nhận định. 

Có thể bạn quan tâm

  • “Gỡ vướng” gói hỗ trợ lãi suất

    “Gỡ vướng” gói hỗ trợ lãi suất

    03:40, 17/03/2023

  • Cần sớm có gói hỗ trợ “tiếp sức” người lao động và doanh nghiệp

    Cần sớm có gói hỗ trợ “tiếp sức” người lao động và doanh nghiệp

    04:00, 20/01/2023

  • Công khai các gói hỗ trợ về chuyển đổi số

    Công khai các gói hỗ trợ về chuyển đổi số

    03:00, 21/12/2022

  • Doanh nghiệp Thanh Hóa

    Doanh nghiệp Thanh Hóa "ngóng" gói hỗ trợ lãi suất 2%

    05:00, 11/11/2022

  • “Gỡ nút thắt” gói hỗ trợ lãi suất

    “Gỡ nút thắt” gói hỗ trợ lãi suất

    12:00, 05/11/2022

LÊ MỸ