Áp lực tỷ giá từ Nhân dân tệ

THUẬN HÓA 11/07/2023 16:00

Áp lực từ thị trường Trung Quốc cũng có thể khiến NHNN xem xét thận trọng hơn với chính sách tiền tệ trong thời gian tới.

p/Nhân dân tệ CNY trượt giá có thể tạo ra áp lực mất giá lên VND.

Nhân dân tệ CNY trượt giá có thể tạo ra áp lực mất giá lên VND

>> Nới "room" tín dụng, các ngân hàng có tăng trưởng ra sao?

Trong khi NHNN đã mua hơn 6 tỷ USD để bổ sung quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia, đưa tỷ giá VN/USD về mức thấp và duy trì ổn định, cộng hưởng cùng việc Bộ Tài chính Hoa Kỳ tiếp tục không đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi vì thao túng tiền tệ - thể hiện sự đánh giá cao chính sách ngoại hối của Việt Nam; thì một áp lực đến từ thị trường kề bên cũng được cho là yếu tố khiến các nhà điều hành xem xét thận trọng hơn với chính sách tiền tệ thời gian tới.

Điều này được thể hiện bởi các dữ liệu cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế có GDP danh nghĩa lớn thứ 2 thế giới vẫn đang chậm hơn kỳ vọng, với PMI của Trung Quốc tháng 5 giảm dưới ngưỡng 50 còn 48,8 điểm).

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ duy trì nhất quán khi vừa giảm lãi suất điều hành thêm 10 điểm cơ bản trong tháng 5/2023 nhằm hỗ trợ thị trường cho vay bất động sản, kích thích chi tiêu, sản xuất và hỗ trợ tăng trưởng. Nhưng đây cũng là những nguyên nhân chính khiến CNY mất giá 4,7% so với USD trong 6 tháng 2023. Việc hỗ trợ tiền tệ của PBoC dù vậy, khiến sự leo thang của tỷ giá USD/CNY về gần mức đỉnh 2022, tại 7,2535. 

Sự trượt giá đồng CNY được cho sẽ tạo ra áp lực mất giá lên VND trong ngắn và dài hạn, bởi Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Cộng với áp lực giao dịch chênh lệch lãi suất với chính sách hạ lãi suất nhằm hỗ trợ nền kinh tế của Việt Nam, khiến lãi suất ở Việt Nam có một khoảng cách xa với các quốc gia lớn vẫn đang duy trì xu hướng tăng lãi suất. Như vậy “dư địa” để điều hành chính sách nới lỏng tiền tệ của Việt Nam được cho sẽ càng hẹp hơn. 

Ông Nguyễn Lê Ngọc Hoàn, chuyên gia Tài chính cho rằng trong trường hợp các NHTW Mỹ và Châu  Âu tiếp tục tăng lãi suất, thì áp lực tỷ giá của VND sẽ càng căng thêm vào cuối năm. Điều kỳ vọng là dữ liệu kinh tế Mỹ sẽ tích cực hơn với lạm phát hạ nhiệt. Bên cạnh đó nền kinh tế 16 nghìn tỷ đô của khu vực Eurozone hiện đang ghi nhận lạm phát suy giảm trên diện rộng, chủ yếu do giá lương thực, năng lượng và lạm phát cơ bản đều giảm, dẫn đến kỳ vọng ECB sẽ sớm chậm lại tăng lãi suất.

Việc Bắc Kinh không “khoanh tay đứng nhìn” tăng trưởng suy giảm, mà vẫn đang tích cực triển khai một gói kích thích quy mô lớn, hỗ trợ giải quyết nợ xấu, cam kết hỗ trợ doanh nghiệp và cải thiện mối quan hệ với Mỹ, có thể giúp Trung Quốc vớt vát chạm mục tiêu tăng trưởng 5% từ mức nền thấp, cũng góp phần cho bài toán tỷ giá của Việt Nam cũng sẽ bớt phức tạp hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • Lạm phát, tỷ giá ổn định hỗ trợ lãi suất tiếp tục giảm

    Lạm phát, tỷ giá ổn định hỗ trợ lãi suất tiếp tục giảm

    05:15, 05/06/2023

  • Chưa lo ngại tỷ giá tăng

    Chưa lo ngại tỷ giá tăng

    05:30, 06/07/2023

  • Không để đầu cơ tỷ giá trên thị trường

    Không để đầu cơ tỷ giá trên thị trường

    05:29, 10/07/2023

THUẬN HÓA