Tăng tốc giải ngân gói vay chuyên biệt
Lãi suất cho vay tiếp tục được điều chỉnh đáng kể trong các chương trình tín dụng ưu đãi. Nhưng thực tế giải ngân là một vấn đề khác.
>>>Tín dụng bất động sản sẽ “dễ thở” hơn?
Hàng loạt chương trình cho vay ưu đãi trực tiếp từ vốn ngân sách Nhà nước đã và đang được tăng tốc giải ngân.
Giải ngân vốn ngân sách eo hẹp
Theo NHNN, với gói hỗ trợ lãi suất (HTLS) 2%, đến cuối tháng 8/2023, doanh số HTLS đạt hơn 169.000 tỷ đồng, dư nợ HTLS đạt gần 57.000 tỷ đồng cho hơn 2.100 khách hàng, số tiền HTLS lũy kế từ đầu chương trình đạt khoảng 781 tỷ đồng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng gói tín dụng này đã có tăng tốc giải nhưng so với quy mô dư nợ, mục tiêu được thụ hưởng hỗ trợ của chương trình 1 triệu tỷ đồng, đây vẫn là gói khó tiếp cận tín dụng và khách hàng đủ điều kiện nhưng không muốn tiếp cận.
Hay như gói vay nhà ở xã hội, với lãi suất năm 2023 là 4,8%/năm, sau 7 năm triển khai vẫn chưa có doanh nghiệp nào tiếp cận được.
Ông Nguyễn Xuân Bắc, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết, nguyên do là ngân sách Nhà nước chưa bố trí được nguồn ngân sách cấp bù để triển khai.
>>>Động lực thúc đẩy tăng trưởng tín dụng 3 tháng cuối năm
Nhân rộng sang lĩnh vực khác
Trong khi đó, cũng là gói cho vay nhà ở xã hội và mở rộng cả lĩnh vực nhà ở công nhân quy mô 120.000 tỷ đồng do Vietcombank, Agribank, BIDV và Vietinbank trích vốn triển khai, đến nay mới chỉ giải ngân cho 3 dự án với giá trị 82,7 tỷ đồng… Với gói này, ngoài việc cần thời gian để có thêm các dự án đủ điều kiện/ tiêu chí đáp ứng giải ngân, thì lãi suất 8,2-8,7%/năm được cho là còn cao. Theo quy định, lãi suất công bố 6 tháng 1 lần nhưng đến nay NHNN chưa công bố lãi vay mới áp dụng từ 1/7/2023.
Đối với gói hỗ trợ lâm sản, thủy sản quy mô 15.000 tỷ đồng, lãi suất cho vay VND thấp hơn tối thiểu từ 1- 2%/năm so với mức lãi suất cho vay bình quân cùng kỳ hạn. Đến nay, 13 ngân hàng thương mại đã đăng ký tham gia đã thực hiện, nhưng doanh số giải ngân chỉ đạt gần 5.500 tỷ đồng, bằng 37% tổng số tiền cam kết cho vay.
Theo ông Nguyễn Quang Thuân, Tổng giám đốc FiinRatings, đây là những gói chuyên biệt, thể hiện tính hiệu quả và cần được nhân rộng hơn cho những lĩnh vực khác.
Kiến nghị này càng cần được xem xét trong bối cảnh nhiều lĩnh vực, ngành đã và đang có bệ phóng để tăng tốc hiệu quả hoạt động. Chẳng hạn như ngành du lịch, do được đưa vào xem xét hỗ trợ trong gói HTLS 2%, nên dù khó tiếp cận gói này, nhưng vẫn không được kiến thiết gói vay ưu đãi, chuyên biệt mới. Đây là thiệt thòi cho các doanh nghiệp trong các ngành rất cần cú hích vốn để tăng tốc phục hồi.
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp bất động sản tiếp cận tín dụng đã dễ dàng hơn
10:00, 11/10/2023
BIDV dành 4.200 tỷ đồng tín dụng xanh cho doanh nghiệp dệt may
08:06, 11/10/2023
Tín dụng bất động sản sẽ “dễ thở” hơn?
04:53, 11/10/2023
Nguồn vốn tín dụng chảy mạnh vào bất động sản
03:00, 11/10/2023
Động lực thúc đẩy tăng trưởng tín dụng 3 tháng cuối năm
11:15, 08/10/2023