Thấy gì từ chính sách hút ròng kênh tín phiếu Ngân hàng Nhà nước?

Ths NGUYỄN HOÀNG NAM 18/10/2023 12:39

Bên cạnh mục tiêu kiểm soát lạm phát, chính sách hút ròng của ngân hàng nhà nước (NHNN) thông qua việc phát hành tín phiếu NHNN còn giúp ổn định tỷ giá trước những biến động của thị trường tiền tệ.

>>>Nghịch lý “có tiền nhưng khó tiêu” nhìn từ sự ì ạch của gói hỗ trợ lãi suất 2%

Giảm áp lực của tỷ giá

Trong gần 04 tuần qua, chính sách hút ròng của NHNN được thực hiện bằng phương thức chào thầu tín phiếu trên thị trường mở (OMO). Theo đó, NHNN đã triển khai hoạt động đấu thầu tín phiếu NHNN kể từ ngày 21/09.

Đến chiều ngày 17/10, NHNN vẫn tiếp tục phát hành tín phiếu với giá trị 17.950 tỷ đồng, lãi suất 1% kỳ hạn 28 ngày, nâng tổng khối lượng tín phiếu lưu hành trên thị trường lên mức 243,6 nghìn tỷ đồng. Theo báo cáo thường niên của NHNN, đây mức tín phiếu NHNN lưu hành cao nhất kể từ năm 2014.

Khối lượng và lãi suất trúng thầu tín phiếu NHNN

Nếu tiếp tục duy trì chính sách hút ròng từ kênh tín phiếu, đây được xem là biện pháp trung hòa và can thiệp đến từ NHNN nhằm giảm áp lực lên đồng Việt Nam, cụ thể là ổn định tỷ giá USD/VND trước áp lực từ những đợt tăng nóng của đồng USD thời gian qua. Tuy nhiên liệu có dẫn đến thắt chặt tiền tệ hay không, vẫn cần quan sát.

Tính từ đầu năm 2023, đồng USD đã mạnh lên đáng kể.

Những tác động tích cực đối với thị trường

Một là, giảm tình trạng đầu cơ. Hiện nay, chênh lệch lãi suất giữa VND-USD gia tăng làm dấy lên những lo ngại về đầu cơ tỷ giá. Theo thống kê từ NHNN, mức chênh lệch lãi suất kỳ hạn qua đêm giữa VND và USD đang ngày càng cách xa nhau.

Chênh lệch lãi suất qua đêm giữa VND-USD (%) từ đầu năm 2022 đến tháng 09/2023

Chênh lệch lãi suất qua đêm giữa VND-USD (%) từ đầu năm 2022 đến tháng 09/2023

Một phần nguyên do của nới rộng chênh lệch lãi suất VND-USD đến từ việc đồng USD mạnh lên. Về lý thuyết, để tạo cân bằng trên thị trường ngoại hối khi giá đồng USD tăng, ngân hàng trung ương sẽ thực hiện tăng lãi suất VND. Như vậy, nếu áp lực của tỷ giá USD/VND hạ nhiệt thì lãi suất giữa VND và USD cũng sẽ giảm chênh lệch.

Hai là, hỗ trợ các doanh nghiệp nhằm giảm áp lực chi phí và các khoản nợ vay. 

Ba là, hạn chế rủi ro cho thị trường chứng khoán. Tuy rằng không phải là việc làm thường xuyên nhưng việc đồng USD mạnh lên sẽ phần nào ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán trong ngắn hạn. Khi áp lực tỷ giá USD/VND tăng cao, tỷ suất sinh lời trong các khoản đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải tăng lên. Chính vì vậy, các sản phẩm đầu tư ngắn hạn như cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sẽ dễ bị bán ra để rút vốn về. Việc giảm áp lực tỷ giá USD/VND sẽ góp phần hạn chế báo tháo của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán.

Có thể bạn quan tâm

  • Cân bằng bài toán tỷ giá - lãi suất

    Cân bằng bài toán tỷ giá - lãi suất

    11:00, 02/10/2023

  • NHNN hút ròng, tỷ giá chưa giảm áp lực

    NHNN hút ròng, tỷ giá chưa giảm áp lực

    11:00, 29/09/2023

  • Các công ty giao hàng mới đang tận dụng “khoảng trống xe điện”

    Các công ty giao hàng mới đang tận dụng “khoảng trống xe điện”

    02:00, 25/09/2023

Ths NGUYỄN HOÀNG NAM