Vì sao Dana Ý phải kêu cứu Thủ tướng? (Kỳ II): Chờ đợi phán quyết cuối cùng của chính quyền

Hương Thu 13/10/2018 07:00

Đã hết thời hạn theo chỉ đạo của Thường trực Thành ủy Đà Nẵng đề nghị UBND TP Đà Nẵng đề xuất phương án xử lý 2 nhà máy thép trước ngày 5/10, tuy nhiên, đến nay sự việc vẫn “bặt vô âm tín”.

Vừa qua, Văn phòng Thành ủy TP Đà Nẵng vừa có CV số 2545-CV/TU chỉ đạo một số cơ quan, đơn vị, địa phương có văn bản báo cáo, kiến nghị Thường trực Thành ủy liên quan đến việc xử lý hoạt động của 2 nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc. Trước đó, UBND TP đã mời đơn vị quan trắc đọc lập tiến hành đo đạc các chỉ số môi trường liên quan đến hoạt động của 2 nhà máy. Sau khi kết thúc, đến nay kết quả quan trắc vẫn chưa được công bố công khai...

br class=

Toàn bộ hoạt động của Nhà máy Thép Dana Ý buộc phải ngưng trệ khi bị một số “phần tử” quá khích bao vây, cản trở.

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao Dana Ý phải kêu cứu Thủ tướng? (Kỳ I)

    Vì sao Dana Ý phải kêu cứu Thủ tướng? (Kỳ I)

    09:15, 11/10/2018

  • Đà Nẵng xử lý hai nhà máy Thép Dana Ý và Dana Úc: Phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

    Đà Nẵng xử lý hai nhà máy Thép Dana Ý và Dana Úc: Phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

    11:30, 23/07/2018

  • Vụ việc 2 nhà máy thép Dana Úc và Dana Ý: Doanh nghiệp cần phương án rõ ràng

    Vụ việc 2 nhà máy thép Dana Úc và Dana Ý: Doanh nghiệp cần phương án rõ ràng

    17:30, 20/07/2018

Dân tiếp tục bao vây

Những ngày qua, trong khi chờ đợi công bố kết quả quan trắc của chính quyền TP Đà Nẵng xung quanh vụ việc hai nhà máy Thép Dana Ý và Dana Úc tại Hòa Liên, Hòa Vang, một số người dân đã có hành động quá khích liên tục bao vây nhà máy Thép Dana Ý nhằm nhiều mục đích khác nhau và tạo áp lực không cho nhà máy hoạt động sản xuất.

Đại diện công nhân sinh sống tại thôn Vân Dương 1 bức xúc: “Họ ở đâu tới đây bao vây nhiều ngày khiến người lao động như chúng tôi không thể làm việc được, “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, nếu tính trạng trên kéo dài trong nhiều ngày thì gia đình chúng tôi lấy gì mà sống? Cũng may là trong những ngày không sản xuất được, lãnh đạo nhà máy kịp thời linh động cho chúng tôi ứng lương 300.000 đồng/ngày, nếu không sự việc bùng nổ từ đầu năm đến nay chắc gia đình tôi “đói” quá...”

Sự việc trên bắt nguồn từ những hệ lụy khôn lường trong “bài toán” quy hoạch của TP khiến đời sống của người dân xung quanh 2 nhà máy thép này “khóc dở, cười dở”. Với khoảng 40 hộ dân thổ cư sinh sống quanh nhà máy tại KCN Thanh Vinh vào năm 2008, tuy nhiên, sau khi có chủ trương quy hoạch của UBND thành phố tại xã Hòa Liên, đến năm 2016 đã tăng lên thành 400 hộ dân. Hiện nay tại khu vực này đã lên đến hơn 1.200 hồ sơ đất đã được tách thửa.

Chính vì vậy, hành động quá khích trên của một số người dân có hồ sơ đất xung quanh khu vực 2 nhà máy thép đều có căn nguyên của nó.

Mòn mỏi chờ quyết định của chính quyền

Nóng lòng với kết quả quan trắc môi trường liên quan đến 2 nhà máy thép, cả 2 doanh nghiệp thép Dana Úc và Dana Ý và người dân Hòa Liên nói riêng và người dân TP nói chung đều mong chờ kết quả công khai của chính quyền thành phố.

Ông Huỳnh Văn Tân, Tổng giám đốc Công ty CP Thép Dana Ý chia sẻ: “Nhà máy như “đứa con” của mình, nếu tự nhiên đứa con của mình bị mang tiếng oan thì hơn ai hết cha mẹ như chúng tôi và hàng ngàn công nhân sẽ rất đau lòng...”, giọng lắng xuống, ông Tân nói: “Sản xuất của nhà máy đều vận hành theo quy trình, không có khói, không thải nước ra bên ngoài, thì lấy gì ô nhiễm? 10 năm nay, trung bình một năm vài lần các đoàn kiểm tra của Bộ TNMT, Cục cảnh sát môi trường (C49)… đến thực địa nhà máy. Còn doanh nghiệp ba tháng một lần quan trắc, đo đạc, nếu có gì bất thường chúng tôi sẽ là người biết và điều chỉnh đầu tiên. Vì thế, không thể nói nhà máy thép ô nhiễm được”.

  Nóng lòng với kết quả quan trắc môi trường liên quan đến 2 nhà máy thép, cả 2 doanh nghiệp và người dân Hòa Liên nói riêng và người dân TP Đà Nẵng nói chung đều mong chờ kết quả công khai của chính quyền TP.

Trước đó, vào năm 2016 và đầu năm 2017, các hộ dân tại xã Hòa Liên phản ứng gay gắt vì dự án di dời nhà máy bị “treo” quá lâu. Để khắc phục, UBND TP lại ra quyết định di dời nhà dân với nội dung: “Thống nhất chủ trương giải tỏa, di dời các hộ dân tại khu vực lân cận 2 nhà máy theo phương án đề xuất của Sở TN-MT và Sở Xây dựng”. Tuy nhiên, thực trạng di dời dân rơi vào tình cảnh vô cùng khó khăn khi hộ dân tăng vọt, chi phí hỗ trợ tái định cư, đền bù giải tỏa không bố trí được.

Tiếp đó, TP Đà Nẵng lại ban hành Công văn 1446/UBND/QLĐ hủy bỏ chủ trương giải tỏa di dời dân, và thay vào đó quyết định ngưng hoạt động 2 nhà máy thép từ ngày 2/3/2018. Sau đó, ngày 23/3/2018, UBND TP ra Thông báo 30/TB-UBND, cho phép nhà máy hoạt động tạm thời (6 tháng) trong thời gian chờ có quyết định chính thức, để giải quyết công việc tồn đọng và không được mở rộng sản xuất.

Đến nay, hết 6 tháng kể từ ngày 23/9/2018, trong khi thành phố chưa có kết luận chính thức để xử lý sự vụ và câu hỏi được dư luận đặc biệt quan tâm lúc này là căn cứ vào kết quả quan trắc, hai doanh nghiệp thép có gây ô nhiễm môi trường để ảnh hưởng đến hơn 1.000 hộ dân sinh sống quanh nhà máy không? Và thành phố sẽ xử lý ra sao? Câu hỏi đang chờ câu trả lời xác đáng từ phía chính quyền TP Đà Nẵng. 

Hương Thu