Vì sao Dana Ý phải kêu cứu Thủ tướng? (Kỳ I)

Hương Thu 11/10/2018 09:15

Trong đơn kiến nghị trình bày gửi lên người đứng đầu Chính phủ, Nhà máy thép Dana Ý bày tỏ nội dung cấp bách liên quan đến cuộc sống của hàng ngàn lao động đang “căng” hơn lúc nào hết...

Nội dung đơn nêu rõ quá trình hình thành và phát triển của nhà máy thép tại KCN ra sao và chủ trương kêu gọi đầu tư được chính quyền địa phương “mở lối” theo đúng quy định. Tuy nhiên, khi 2 nhà máy công nghiệp xuất hiện đồng nghĩa với việc đời sống người dân được cải thiện, hạ tầng giao thông được đầu tư đã đẩy giá đất lên cao, “cơn sốt” đất lấn chiếm ồ ạt xảy ra khiến chính quyền địa phương dường như mất kiểm soát.

p/Người dân xã Hòa Liên bao vây phản đối hoạt động của hai nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc.

Người dân xã Hòa Liên bao vây phản đối hoạt động của hai nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc.

Hậu quả của quy hoạch “treo”?

Theo trình bày của của Công ty CP Thép Dana Ý, năm 2001, UBND TP Đà Nẵng đã quyết định xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) Thanh Vinh. Trong giai đoạn 1, dự án nhà máy thép Dana Ý đã được thành phố kêu gọi, khuyến khích đầu tư vào CCN Thanh Vinh và Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng bấy giờ đã ký quyết định bố trí Nhà máy lên CCN này. Vì vậy, Nhà máy thép Dana Ý được thành lập và hoạt động hoàn toàn hợp pháp và phù hợp với chủ trương quy hoạch, lĩnh vực khuyến khích đầu tư của thành phố tại CCN Thanh Vinh.

Nguyên nhân của vụ việc được Công ty Dana Ý khẳng định là do việc quy hoạch CCN Thanh Vinh trước đây có phần chưa phù hợp khi để người dân sát cạnh CCN và việc thiếu nhất quán trong việc giải tỏa di dời người dân ra khỏi CCN. Là CCN nặng nhưng không có vành đai phân cách giữa khu dân cư và CCN, đây chính là nguyên nhân dẫn đến những tác động không thể tránh khỏi đến cuộc sống người dân khi Nhà máy vận hành.
Cụ thể, từ năm 2006, TP đã có chủ trương di dời các hộ dân sát cạnh nhà máy để tạo vành đai phân cách cho phù hợp với tiêu chuẩn quy hoạch CCN. Tuy nhiên, sau đó TP lại dừng di dời và “treo” hơn 10 năm để 150 hộ dân ban đầu đã phát triển thành 1.200 hộ. Đến năm 2017, khi người dân phản ứng gay gắt, TP lại quyết định di dời nhưng thủ tục giải tỏa, đền bù, tái định cư cho các hộ dân vẫn không thông suốt, chậm tiến độ làm cho người dân càng bức xúc hơn. Chính việc di dời giải tỏa kéo dài hàng chục năm để người dân phải chịu đựng cảnh sống chung với CCN dai dẵng dẫn đến việc người dân phản ứng gây gắt, bao vây nhà máy không cho hoạt động trong thời gian qua.

Có thể bạn quan tâm

  • Đà Nẵng xử lý hai nhà máy Thép Dana Ý và Dana Úc: Phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

    Đà Nẵng xử lý hai nhà máy Thép Dana Ý và Dana Úc: Phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

    11:30, 23/07/2018

  • Hết cửa khiếu nại, doanh nghiệp kêu cứu Thủ tướng

    Hết cửa khiếu nại, doanh nghiệp kêu cứu Thủ tướng

    10:23, 07/07/2016

  • Công ty CP Khoáng sản Bắc Kạn kêu cứu Thủ tướng: “Giấy phép con”p/trái luật?

    Công ty CP Khoáng sản Bắc Kạn kêu cứu Thủ tướng: “Giấy phép con” trái luật?

    23:23, 03/06/2016

Doanh nghiệp “khóc ròng”

Trong đơn kiến nghị, Công ty Dana Ý khẳng định trong suốt quá trình hoạt động, công ty luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường, mọi chỉ số đo đạc đều nằm trong giới hạn cho phép. Với hệ thống xử lý khí thải và chất thải được Công ty đầu tư kỹ lưỡng và hiện đại với kinh phí gần 200 tỷ, hiện tại nhà máy sản xuất hầu như không có khí thải và nước thải ô nhiễm.

Từ khi vụ việc diễn ra cho đến nay, cổ phiếu của công ty Dana Ý liên tiếp trong trình trạng báo động đỏ và sụt giảm liên tục, chỉ tính riêng doanh thu năm 2017 của công ty đạt khoảng 2.350 tỷ đồng, nhưng qua năm 2018 liên tục thua lỗ do không thể sản xuất... thiệt hại khoảng hơn 100 tỷ đồng cho đến nay. Và nguy cơ cao hơn nữa là tình trạng hơn 1.000 lao động địa phương đang làm việc cho nhà máy đang đối mặt với nạn thất nghiệp.

Qua đó, Công ty Thép Dana Ý khẩn thiết mong Chính phủ chỉ đạo UBND thành phố Đà Nẵng và các cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch phù hợp, giải quyết dứt điểm bức xúc người dân, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích chính đáng các bên.

Sai phạm đến đâu xử lý đến đó

Ngày 7/10, Thanh tra TP Đà Nẵng phát đi thông báo kết luận thanh tra 2 nhà máy thép Dana ý và Dana Úc. Theo đó, kết quả thanh tra chỉ rõ một số sai phạm đối với 2 nhà máy trên do chưa thực hiện đầy đủ ĐTM (đánh giá tác động môi trường), không bảo đảm cách ly an toàn tối thiểu về môi trường từ cơ sở sản xuất theo quy định, phương cách xử lý chất thải nguy hại...

Theo đó, kết luận thanh tra cũng chỉ rõ sai phạm của các cơ quan quản lý nhà nước xung quanh việc cấp phép hoạt động, đầu tư xây dựng nhà máy. Ngoài ra, Trung tâm Xúc tiến đầu tư trình UBND thành phố cấp giấy chứng nhận điều chỉnh cho công ty về việc tăng công suất, vốn và quy mô diện tích đất để thực hiện dự án trước khi UBND thành phố phê duyệt ĐTM là không đúng so với Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. Công ty CP Thép Dana - Ý không thực hiện việc xin giấy phép xây dựng trước khi khởi công xây dựng nhà máy là không đúng quy định của Luật Xây dựng năm 2003.

Qua đó, Thanh tra thành phố kiến nghị UBND thành phố giao Sở Xây dựng rà soát lại quy hoạch để tham mưu UBND thành phố xử lý những vấn đề có liên quan để khắc phục những hạn chế theo đúng quy định và phù hợp với điều kiện thực tế; xử lý vi phạm hành chính đối với vi phạm xây dựng công trình của Cty CP Thép Dana Ý theo quy định về pháp luật; kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường xử lý vi phạm hành chính theo quy định đối với vi phạm về môi trường tại 2 nhà máy đối với các tồn tại, vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của 2 nhà máy thép nói trên.

Ngoài ra, Chánh Thanh tra thành phố yêu cầu Tổng giám đốc của 2 công ty thép nghiêm túc chấn chỉnh và có biện pháp khắc phục đối với các tồn tại, vi phạm trong quá trình hoạt động và bảo vệ môi trường như kết luận thanh tra.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Vì sao Dana Ý phải kêu cứu Thủ tướng? (Kỳ I)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO