Hà Tĩnh: Chợ tạm trái phép hoạt động rầm rộ “ôm” luôn đường dân sinh
Mặc dù được phường Kỳ Liên (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho thuê đất nhằm mục đích kinh doanh vật liệu xây dựng nhưng ông Trần Hữu Khánh lại xây ki ốt cho thuê để họp chợ.
Điều đáng nói là chợ hoạt động ngang nhiên trong thời gian dài nhưng không bị dẹp bỏ. Điều này khiến dư luận hoài nghi có sự “tạo điều kiện” của chính quyền địa phương.
Chợ trái phép “ôm” luôn đường dân sinh
Sau khi được UBND phường Kỳ Liên đồng ý cho thuê mặt bằng theo quyết định số 02/2017/HĐ-MB, ông Trần Hữu Khánh (trú tại tổ dân phố Hoành Nam, phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh) đã tiến hành xây dựng ki ốt cho các tiểu thương thuê để họp chợ.
Có thể bạn quan tâm
Hà Tĩnh: Doanh nghiệp phản ánh phải tiếp nhiều đoàn thanh, kiểm tra
11:00, 13/10/2018
Hà Tĩnh: 3 dự án 60 triệu USD được kỳ vọng thay đổi diện mạo địa phương
13:59, 06/10/2018
Hà Tĩnh: Dân bức xúc chính quyền xử phạt hồ nuôi tôm như “gãi ngứa”
09:05, 03/10/2018
Nghệ An kiểm tra thủy điện xả lũ “bất thường” trên địa bàn
06:20, 15/10/2018
Thủ tướng phê chuẩn chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An
15:36, 09/10/2018
Nghệ An: Dự án xây trường hàng trăm tỷ dở dang đến bao giờ?
09:06, 09/10/2018
Theo hợp đồng, ngày 30/12/2016 đại diện UBND phường Kỳ Liên đã cho ông Trần Hữu Khánh thuê diện tích đất hai bên đường giao thông tuyến từ nhà ông Đô đi kênh thoát lũ thuộc tổ dân phố Liên Phú, phường Kỳ Liên. Thời hạn hợp đồng 5 năm được tính từ ngày 1/1/2017 đến hết ngày 31/12/2021.
Trong hợp đồng cho thuê đất ghi rõ, ông Trần Hữu Khánh được phép làm địa điểm kinh doanh buôn bán, không được phép xây dựng các công trình kiên cố trên đất mà UBND phường đã giao.
Tuy nhiên, sau khi nhận đất ông Khánh đã tự ý xây dựng ki ốt, chia từng lô cho khoảng 80 tiểu thương thuê lại với giá từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng/tháng để lập chợ buôn bán. Thậm chí ông Khánh còn “ôm” luôn con đường dân sinh rộng 7m vào khu chợ.
Có mặt tại chợ tạm này, chúng tôi ghi nhận có khoảng 50 ki ốt đang được các tiểu thương bày bán nhiều mặt hàng như quần áo, rau quả, hải sản. Thậm chí một “lò mổ” quy mô nhỏ cũng được mọc lên để phục vụ giết mổ gà, vịt. Do không có hệ thống xử lý nước thải, nước thải tràn lênh láng khắp tuyến đường, bốc mùi hôi thối, đồng thời gây ồn ào, mất an ninh trật tự khu phố. Con đường dân sinh cũng bị chiếm dụng để bày bán hàng hóa, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân.
Đáng nói hơn, tại phường Kỳ Liên đã xây dựng một khu chợ khang trang với kinh phí 1,1 tỷ đồng gồm nhiều ki-ốt do phường Kỳ Liên làm chủ đầu tư. Chợ Kỳ Liên đi vào hoạt động từ năm 2013, thời gian đầu đạt hiệu quả tương đối tốt, các tiểu thương tập trung tạo nên một khu vực trao đổi, mua bán hàng hóa đông đúc, nhộn nhịp. Tuy nhiên, sau khi phường cho thuê đất đã “tạo điều kiện” cho cá nhân ông Trần Hữu Khánh xây dựng khu chợ trái phép khiến chợ phường đìu hiu, vắng vẻ.
Hoạt động trái mục đích
Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Xuân Hòa, Chủ tịch UBND phường Kỳ Liên cho biết, phường cho anh Trần Hữu Khánh thuê đất để hộ cá nhân này tập kết, buôn bán vật liệu xây dựng với số tiền 40 triệu đồng/năm, thuê trong vòng 5 năm. Nhưng sau khi thuê anh Khánh lại kinh doanh chợ, hoạt động trái mục đích sử dụng của hợp đồng.
Cũng theo vị lãnh đạo này, UBND phường đã phạt anh Khánh 2 triệu đồng vì tự ý làm vòm mái che, vi phạm hành lang an toàn giao thông và yêu cầu anh Khánh tháo dỡ. Tuy nhiên đến nay anh Khánh vẫn chưa thực hiện và phường đã có thông báo lần 2.
Được biết, ngoài phần đất của phường Kỳ Liên cho thuê, ông Khánh còn thuê thêm một phần diện tích của Trung tâm xúc tiến đầu tư và Cung ứng nhân lực (thuộc Ban Quản lý KKT Vũng Áng).
Ông Nguyễn Sỹ Tiến, Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư và cung ứng dịch vụ khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị cũng có cho ông Trần Hữu Khánh thuê đất để làm bãi tập kết vật liệu và cho thuê theo từng năm một. “Sau khi phát hiện ông Khánh sử dụng sai mục đích, Trung tâm đã mời ông Khánh làm việc để xử lý và có văn bản yêu cầu tháo dỡ các công trình trên. Nếu ông Khánh không tháo dỡ thì sẽ tiến hành biện pháp khác”, ông Tiến khẳng định.