Trường hợp nào được xóa nợ thuế?
Nợ thuế vẫn đang là thách thức không nhỏ với ngành Thuế khi số nợ không có khả năng thu hồi vẫn tích tụ qua nhiều năm, gây lãng phí nhân sự quản lý và làm mất cân đối cán cân thu ngân sách nhà nước.
Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 với rất nhiều điểm mới quan trọng, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thuế. Đặc biệt, Luật đã có một chương riêng về nội dung khoanh nợ, xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng giải quyết dứt điểm những khoản nợ không có khả năng thu hồi, cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Tại Điều 85 của Luật quy định cụ thể về những trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt. Cụ thể:
Một là, doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
Hai là, cá nhân đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản, bao gồm cả tài sản được thừa kế để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ.
Có thể bạn quan tâm
Hải Phòng: Nhiều khó khăn trong thu hồi nợ thuế
11:05, 22/08/2019
Khó khăn trong thu hồi nợ thuế
00:36, 16/06/2019
Nới lỏng thẩm quyền xóa nợ thuế cho doanh nghiệp
10:59, 13/06/2019
Nhiều doanh nghiệp ở Đồng Nai nợ thuế hàng trăm tỷ đồng
15:20, 11/06/2019
TP HCM: Hơn 1.000 doanh nghiệp nợ thuế xuất nhập khẩu gần 1.000 tỷ đồng
17:30, 06/06/2019
Cục thuế Quảng Ninh công bố danh sách 208 doanh nghiệp nợ thuế
07:30, 20/05/2019
Sẽ trình nghị quyết xử lý nợ thuế khó đòi tại kỳ họp Quốc hội tháng 10
00:00, 19/04/2019
Ba là, các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế không thuộc trường hợp quy định tại 2 trường hợp nêu trên, mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm g khoản 1 Điều 125 của luật này và các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt này đã quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế nhưng không có khả năng thu hồi. Người nộp thuế là cá nhân, cá nhân kinh doanh, chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại trường hợp này trước khi quay lại sản xuất kinh doanh hoặc thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh mới thì phải hoàn trả cho Nhà nước khoản nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp đã được xoá.
Bốn là, tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các trường hợp bị ảnh hưởng do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh có phạm vi rộng đã được xem xét miễn tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 8 Điều 59 của Luật này và đã được gia hạn nộp thuế theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 62 của Luật này mà vẫn còn thiệt hại, không có khả năng phục hồi được sản xuất kinh doanh và không có khả năng nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
Chính phủ quy định việc phối hợp giữa cơ quan quản lý thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh, chính quyền địa phương bảo đảm các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã được xóa phải được hoàn trả vào ngân sách nhà nước theo quy định tại trường hợp thứ 3 được xóa nợ, trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Ông Lưu Đức Huy - Vụ trưởng Vụ Chính sách, Tổng cục Thuế cho biết, cùng với những quy định về xóa nợ, Luật Quản lý thuế 38 cũng bổ sung quy định về khoanh tiền thuế nợ. Đây là nội dung mới so với Luật hiện hành. Theo đó, đối với các đối tượng người nộp thuế đã chết hoặc được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự; người nộp thuế bỏ địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp chờ giải thể, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, cơ quan đăng ký kinh doanh đã thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được khoanh nợ thuế.
Quy định này sẽ khắc phục được bất cập phát sinh nợ ảo (khi nợ trên phạt chậm nộp cao, dẫn đến nợ đọng lớn, không có khả năng thu hồi). Đồng thời, quy định rõ về thẩm quyền khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, phân cấp cho thủ trưởng cơ quan quản lý thuế; bổ sung quy định thời điểm không tính tiền chậm nộp đối với các trường hợp được khoanh nợ.
Đối với khoản nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã không thuộc trường hợp bị tuyên bố phá sản và khoản nợ này đã quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế nhưng không có khả năng thu hồi, thì thẩm quyền xóa nợ quy định như sau: khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt dưới 5 tỷ đồng giao chủ tịch UBND cấp tỉnh; từ 5 đến 10 tỷ đồng giao Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; từ 10 đến 15 tỷ đồng giao Bộ trưởng Bộ Tài chính và trên 15 tỷ đồng giao Thủ tướng Chính phủ. Đối với khoản nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản thì thẩm quyền xóa nợ giao chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định.