Cần “tấm áo” pháp lý mới cho hộ kinh doanh

Đỗ Huyền 22/03/2020 11:02

Tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi, hộ kinh doanh sẽ là một hình thức kinh doanh, bên cạnh các loại hình doanh nghiệp khác.

Hộ Ở làng nghề Đồng Kỵ, nhiều hộ kinh doanh không muốn lên doanh nghiệp

Một hộ kinh doanh ở làng nghề Đồng Kỵ. Ảnh minh họa

Dự thảo Luật Doanh nghiệp sẽ được Uỷ ban thường vụ Quốc hội tiếp tục lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đầu tư vào họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ ngày 23 đến sáng 25/3/2020 sau gần 2 năm khởi động sửa đổi và soạn thảo.

Một trong những tranh cãi nổi bật tại Dự thảo Luật lần này chính là vấn đề pháp lý cho hộ kinh doanh.

Theo thống kê, hiện nay, Việt Nam có gần 5 triệu hộ kinh doanh cá thể. Các hộ kinh doanh cá thể có đóng góp rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Dù chiếm đến hơn 30% GDP nhưng nhiều chuyên gia khẳng định khung khổ chính sách áp dụng đối với chủ thể kinh doanh này hiện còn rất thiếu, chưa có sự bình đẳng so với các doanh nghiệp hoạt động chính thức.

Có thể bạn quan tâm

  • Xử phạt hộ kinh doanh gốm sứ ghi chữ viết không đúng sự thật

    Xử phạt hộ kinh doanh gốm sứ ghi chữ viết không đúng sự thật

    16:54, 14/01/2020

  • TS. Vũ Tiến Lộc: “Đừng để hộ kinh doanh bị bỏ lại phía sau”

    TS. Vũ Tiến Lộc: “Đừng để hộ kinh doanh bị bỏ lại phía sau”

    15:00, 20/11/2019

  • Khơi thông nguồn vốn cho các hộ kinh doanh

    Khơi thông nguồn vốn cho các hộ kinh doanh

    18:09, 08/01/2020

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, những bất cập này có thể là cản trở, thông điệp ngược cho tinh thần cải cách của Luật Doanh nghiệp, một đạo luật được cho là có tư tưởng cải cách đầy tiến bộ.

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI khẳng định, chúng ta không thể xóa bỏ hộ kinh doanh, không thể ép buộc hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp, mà chỉ có thể khoác tấm áo pháp lý mới cho hộ kinh doanh. Cụ thể, đưa hộ kinh doanh vào phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp với những quy định pháp lý tối giản nhưng minh bạch, bảo đảm sự bình đẳng của hộ kinh doanh với các loại hình doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.

"Đó là cách để góp phần thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả của hộ kinh doanh trong nền kinh tế nước ta và cũng là để bảo đảm thực thi một nguyên tắc nền tảng trong Hiến pháp là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân và tổ chức phải được quy định trong văn bản luật chứ không phải chỉ ở cấp thông tư, nghị định như tình trạng của hộ kinh doanh hiện nay" - TS Vũ Tiến Lộc nói.

Đỗ Huyền