Nghị định mới về xử lý vi phạm hàng nhái, hàng lậu: tăng chế tài... gấp 5 lần

GIA NGUYỄN 05/09/2020 11:00

Nghị định 98/2020/NĐ-CP với các chế tài "mạnh", được kỳ vọng sẽ tạo chuyển biến tích cực trong xử lý vi phạm kinh doanh hàng hoá nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng nhái,…

Thời gian vừa qua, dư luận liên tục nóng lên bởi vấn nạn buôn bán, sản xuất hàng giả, hàng nhái,… đặc biệt là hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ, trước thực trạng trên, ngày 26/8/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2020/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Nghị đinh số 98/2020/NĐ-CP đã đủ sức

Nghị đinh số 98/2020/NĐ-CP với mức xử phạt tăng cao được kỳ vọng sẽ ngăn chặn tệ nạn sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái - Ảnh: BCĐ389

Theo đó, kể từ ngày 15/10/2020, khi Nghị định số 98/2020/NĐ-CP có hiệu lực, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thể lên tới 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm là 200 triệu đồng đối với cá nhân và 400 triệu đồng đối với tổ chức.

Trong đó, đối với các cá nhân có hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 70 triệu đồng phụ thuộc vào giá trị hàng giả tương đương với hàng thật, đối với hành buôn bán hàng giả là thực phẩm, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế… mức phạt tiền sẽ tăng gấp đôi.

Cụ thể, đối với hành vi sản xuất hàng giả, mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 100 triệu đồng và mức phạt tối đa 200 triệu đồng nếu hoạt động sản xuất hàng giả là thực phẩm, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế.

Ngoài ra, Nghị định số 98/2020/NĐ-CP cũng có quy định xử phạt đối với lĩnh vực kinh doanh rượu, bia như: phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi bán, cung cấp rượu cho người dưới 18 tuổi hay phạt từ 03 triệu đến 05 triệu đồng đối với việc bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động; sử dụng lao động dưới 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, kinh doanh rượu, bia.

Với những chế tài xử phạt và nhiều quy định mới được đưa ra, Nghị định số 98/2020/NĐ-CP được kỳ vọng sẽ tạo làn gió mới... - Ảnh: BCĐ389

Với những chế tài xử phạt và nhiều quy định mới được đưa ra, Nghị định số 98/2020/NĐ-CP được kỳ vọng sẽ tạo làn gió mới... - Ảnh: BCĐ389

Bên cạnh đó, đối với các hành vi vi phạm về thương mại điện tử, cũng được đưa vào phạm vi quản lý quy định tại các Điều 62; 63; 64; 65; 66, sẽ phạt nặng các hành vi vi phạm về về thiết lập website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động; hành vi vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động; hành vi vi phạm về cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin cá nhân trong hoạt động thương mại điện tử; hành vi vi phạm về hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử...

Cụ thể như: phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm không đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; Nhận chuyển nhượng website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử mà không làm thủ tục chuyển nhượng hoặc không tiến hành đăng ký lại với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;…

Hay triển khai cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không đúng với hồ sơ đăng ký; Gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử...

Nhận định dưới góc nhìn pháp lý, Luật sư Nguyễn Trọng Hiệp – Giám đốc Công ty luật HPVN cho biết: Nghị định số 98/2020/NĐ-CP được ban hành, sẽ đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh hàng hoá nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả… đang có chiều hướng gia tăng như hiện nay.

Theo Luật sư Hiệp, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm là 200 triệu đồng đối với cá nhân và 400 triệu đồng đối với tổ chức, kèm theo đó là các biện pháp khắc phục hậu quả được đưa vào trong Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 sẽ khiến các đối tượng làm giả, làm nhái... "chùn tay".

“Việc ra đời Nghị định số 98/2020/NĐ-CP gồm 91 điều, bổ sung nhiều chế tài quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả,… thay thế cho Nghị định số 185/2013/NĐ-CP; Nghị định số 124/2015/NĐ-CP; Nghị định số 141/2018/NĐ-CP trước đây là hoàn toàn hợp lý”, Luật sư Hiệp nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Nghị định 91/2020/NĐ-CP: Dấu chấm hết cho quảng cáo… “rác”

    Nghị định 91/2020/NĐ-CP: Dấu chấm hết cho quảng cáo… “rác”

    05:20, 21/08/2020

  • Nghị định về chống chuyển giá... và vướng mắc hạn chế chi phí lãi vay

    Nghị định về chống chuyển giá... và vướng mắc hạn chế chi phí lãi vay

    06:44, 28/07/2020

  • Thông tư 15/2020/TT-BGTVT: Tăng xử phạt với vi phạm hoạt động thu phí BOT có khả thi?

    Thông tư 15/2020/TT-BGTVT: Tăng xử phạt với vi phạm hoạt động thu phí BOT có khả thi?

    06:06, 22/08/2020

  • Dự thảo Thông tư về hồ sơ và trình tự, thủ tục xử lý nợ còn nhiều điểm chưa phù hợp?

    Dự thảo Thông tư về hồ sơ và trình tự, thủ tục xử lý nợ còn nhiều điểm chưa phù hợp?

    04:30, 03/07/2020

GIA NGUYỄN