Bến bãi không phép vẫn hoạt động ở Hải Dương: Ai chịu trách nhiệm?

LAN VŨ 09/07/2021 04:20

Một vòng xử lý luẩn quẩn, cứ giao xuống rồi lại báo cáo lên trên cuối cùng vi phạm chẳng có đơn vị nào xử lý còn doanh nghiệp thì được tạo điều kiện “tự tung tự tác”.

Theo Hạt Quản lý đê TP Hải Dương, hiện trên địa bàn thành phố có 33 bến bãi hoạt động nhưng có tới 13 bến bãi chưa được cấp phép hoạt động, 9 bến bãi không nằm trong vị trí đề xuất quy hoạch của TP Hải Dương.

Điều đáng nói là, mặc dù không có giấy phép, không nằm trong quy hoạch nhưng các bãi tập kết, kinh doanh vật liệu vẫn ngang nhiên hoạt động trong thời gian dài mà không hề bị xử lý. Hoặc có xử lý thì số lượng cũng chỉ “đếm trên đầu ngón tay”. Cũng theo Hạt quả lý đê TP Hải Dương, từ đầu năm đến nay lực lượng chức năng xử phạt 1 bãi 80 triệu đồng do tập kết vật liệu trên bãi sông không có giấy phép.

Theo tìm hiểu, các bến bãi tập kết vật liệu xây dựng chủ yếu nằm trong khu vực tuyến đê hữa Thái Bình và tả Thái Bình, tập trung nhiều ở các phường xã như, Việt Hoà, Cẩm Thượng, Ngọc châu, Nhị Châu… Các vi phạm thường là chất tải không phép, chất tải các vật liệu không đúng với nội dung giấy phép, chuyển đổi mục đích sử dụng không đúng… Rõ ràng, số lượng bến bãi vi phạm, tính chất vi phạm đều được các cơ quan chức năng nắm rõ nhưng tại sao nhiều năm qua không thể xử lý được. Vậy trách nhiệm thuộc về ai?

Việc xử lý quyết liệt mới chỉ dừng lại trên giấy tờ, hô khẩu hiệu còn xử lý thực tế thì đáng buồn.

Việc xử lý quyết liệt mới chỉ dừng lại trên giấy tờ, hô khẩu hiệu còn xử lý thực tế thì đáng buồn.

Được biết, đầu năm 2020, UBND tỉnh Hải Dương đã thành lập đoàn liên ngành kiểm tra thực trạng và tiến hành lập biên bản xử phạt các bãi tập kết vật liệu xây dựng. Trong Báo cáo số 12 kết quả xử lý vi phạm đê điều trên địa bàn TP Hải Dương có nội dung, giao cho Hạt quản lý đê điều và các phường xã xây dựng kế hoạch sử lý vi phạm, đồng thời báo cáo kết quả xử lý về UBND thành phố trước ngày 18/2/2020. Nhưng đến thời điểm này mọi hoạt động tập kết, kinh doanh vật liệu trái phép vẫn ngang nhiên diễn ra như chưa hề có những cuộc kiểm tra, xử lý nào của các cơ quan chức năng. Vẫn còn đó những núi cát khổng lồ, hàng đoàn xe tải có trọng tải lớn liên tục ra vào bãi ăn hàng.

Từ báo cáo trên có thể thấy, việc xử lý các vi phạm của các tổ chức, cá nhân có bãi kinh doanh tập kết vật liệu xây dựng ở địa bàn các phường xã thuộc TP Hải Dương không phải là không có chế tài. Tuy nhiên, điều khó hiểu là từ chính quyền cơ sở đến thành phố cũng như ngành chuyên môn được giao quản lý đê lại không thể xử lý dứt điểm. Để đến giờ, Hạt quản lý đê TP Hải Dương vẫn loay hoay cho biết, trong thời gian tới sẽ đôn đốc và hướng dẫn các chủ bến bãi nằm trong vị trí đề xuất quy hoạch của thành phố sớm hoàn thiện các thủ tục để cấp phép theo quy định; kiên quyết loại bỏ bến bãi ở vị trí không phù hợp. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên các cơ quan chức năng Hải Dương thể hiện sự cương quyết. Việc xử lý quyết liệt mới chỉ dừng lại trên giấy tờ, hô khẩu hiệu còn xử lý thực tế thì đáng buồn.

Thành phố thì giao việc xử lý cho các cấp xã, phường và Hạt quản lý đê điều. Xã, phường thì không đủ thẩm quyền để xử lý do các bãi được cấp phép từ UBND thành phố và UBND tỉnh nên chỉ có thể tập hợp ý kiến cử tri gửi lên trên. Còn đơn vị có chức năng quản lý đê là Hạt quản lý đê điều TP Hải Dương lại cho rằng, để xảy ra tình trạng trên là do cấp cơ sở buông lỏng quản lý. Cơ quan quản lý đê điều chỉ có trách nhiệm thông báo, khi các doanh nghiệp không chấp hành thì các bước tiến hành xử lý tiếp theo thuộc về chính quyền địa phương. Một vòng xử lý luẩn quẩn, cứ giao xuống rồi lại báo cáo lên trên cuối cùng vi phạm chẳng có đơn vị nào xử lý còn doanh nghiệp thì được tạo điều kiện “tự tung tự tác”.

Có thể thấy sự buông lỏng quản lý, sự lúng túng trong xử lý vi phạm từ các cơ quan chức năng chính là nguyên nhân khiến những vi phạm pháp luật về đê điều tại Hải Dương theo thời gian không hề có dấu hiệu hạ nhiệt. Thực tế này đòi hỏi các cơ quan chức năng cần phải mạnh tay trong việc xử lý toàn bộ số vi phạm đang tồn đọng. Đồng thời có giải pháp kiên quyết, khả thi để ngăn chặn, xử lý kịp thời vi phạm phát sinh mới.

Có thể bạn quan tâm

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Xóa bỏ các trọng điểm xung yếu về đê điều, hồ đập

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Xóa bỏ các trọng điểm xung yếu về đê điều, hồ đập

    19:15, 18/06/2021

  • Khởi tố 2 ông chủ Công ty dược phẩm Sơn Minh để điều tra hành vi trốn thuế

    Khởi tố 2 ông chủ Công ty dược phẩm Sơn Minh để điều tra hành vi trốn thuế

    14:06, 03/06/2021

  • CHÍNH PHỦ LẮNG NGHE (VI): Kiểm tra, xử lý vi phạm đê điều tại Hải Dương

    CHÍNH PHỦ LẮNG NGHE (VI): Kiểm tra, xử lý vi phạm đê điều tại Hải Dương

    05:59, 14/02/2021

  • “Loạn” vi phạm đê điều tại Hà Nội: Nhiều địa phương vào cuộc xử lý, Tây Hồ vẫn

    “Loạn” vi phạm đê điều tại Hà Nội: Nhiều địa phương vào cuộc xử lý, Tây Hồ vẫn "im lìm"

    04:30, 05/12/2020

LAN VŨ