DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (Bài 12): Tiềm năng từ cải cách thể chế
TS Nguyễn Sĩ Dũng – nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, thể chế của nước ta đang có tiềm năng lớn, cần được phát huy qua lộ trình hoạch định cụ thể.
Ông Dũng nhấn mạnh cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật trong 5 năm qua đã có nhiều bước tiến đáng kể.
- Ông có thể nói rõ hơn về những bước tiến này?
Cải cách thể chế là một trong các đột phá được Đại hội Đảng đề ra. Chính vì vậy, Đảng và nhà nước ta đã tập trung rất nhiều nguồn lực, rất nhiều công sức vào cải cách thể chế. Ta có thể tóm lược lại những thành tựu đã đạt được về cải cách thể chế như sau.
Lĩnh vực thứ nhất là cải thiện môi trường kinh doanh thuận lợi người dân và doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động kinh tế. Chúng ta có cách giảm thủ tục, cắt giảm điều kiện kinh doanh, tạo khuôn khổ cạnh tranh lành mạnh. Đây là những bước tiến để tạo môi trường kinh doanh tốt, giúp các lực lượng kinh doanh khác có cơ hội tham gia.
Cải cách đáng ghi nhận tiếp theo là cắt giảm bộ máy nhà nước. Giai đoạn qua có rất nhiều biên chế bị cắt giảm, nhiều đơn vị hành chính sáp nhập lại với nhau, tạo nên bộ máy tinh gọn và hiệu quả hơn. Đó là một trong những cải cách thể hiện rất rõ sự cải tiến. Tiếp nữa đó là chúng ta cải cách cách điều kiện, cải cách pháp luật, cải cách quy định để phù hợp với những hiệp định thương mại tự do được Nhà nước ký kết.
Những cải cách này có thể làm pháp luật, hệ thống thể chế của chúng ta tương đồng với chuẩn mực chung của quốc tế. Đây là các lĩnh vực thể hiện rất rõ thành tựu của cải cách thể chế trong thời gian qua.
- Những năm vừa qua, Việt Nam đã chứng kiến sự thay đổi của xã hội thúc đẩy cái cách thể chế. Ông đánh giá thế nào về cải cách điều hành của bộ máy Nhà nước trong thời gian chống dịch vừa qua?
Phải khẳng định là thể chế chúng ta đang có tiềm năng rất lớn và có thế mạnh riêng nếu có được sự nhất quán.
Lấy ví dụ trong giai đoạn phòng chống COVID-19, nhắc đến Việt Nam là nhắc đến phản ứng nhanh, người dân đồng lòng,… Bản chất đằng sau đó là sức mạnh của thể chế. Quyền lực tập trung thống nhất đã giúp cho chúng ta phản ứng rất nhanh nhạy. Trung ương ban hành lệnh, cả hệ thống tuân theo.
Tất nhiên, trên thực tế thực thi, đôi lúc vẫn chưa có sự đồng bộ giữa các địa phương. Nhưng điều này cũng nhanh chóng được sửa đổi bằng các mệnh lệnh.
Trong trường hợp này, hình thức phân quyền như Anh, Mỹ hoặc châu Âu không kịp phản ứng nhanh do không đồng nhất ý kiến. Hình thức tập quyền – hay còn gọi là quyền lực tập trung thống nhất – sẽ phát huy sức mạnh.
- Còn điều gì chưa hoàn thiện trong cải cách thể chế ở Việt Nam không? Ví dụ như quá trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nói riêng và quá trình lập pháp nói chung, thưa ông?
Có lẽ cái đầu tiên trong khuôn khổ tầm chủ thuyết, hoặc là chúng ta chọn mô hình nhà nước kiến tạo phát triển, hoặc là chúng ta chọn mô hình nhà nước điều chỉnh. Kiến tạo phát triển là mô hình theo khuôn khổ Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore - PV), nhà nước điều chỉnh là mô hình của Anh, Mỹ. Một vấn đề nổi lên là khi chúng ta đi theo mô hình nhà nước kiến tạo phát triển kiểu Đông Bắc Á, nhưng thực tế khi cải cách chúng ta đang đi theo mô hình nhà nước điều chỉnh. Vấn đề là không có sự nhất quán trong khuôn khổ khái niệm thế nào là mô hình kiến tạo phát triển, thế nào là nhà nước điều chỉnh.
Tạo khuôn khổ thể chế, tạo môi trường kinh doanh, tạo cạnh tranh lành mạnh, đó là khuôn khổ của mô hình nhà nước điều chỉnh kiểu Anh, Mỹ. Còn nhà nước hoạch định chiến lược công nghiệp, can thiệp thị trường để thúc đẩy công nghiệp phát triển là mô hình nhà nước kiến tạo phát triển theo mô hình của Đông Bắc Á.
Vì vậy, vấn đề đầu tiên của cải cách thể chế là chúng ta cần phải làm rõ hơn các khuôn khổ khái niệm ở tầm cao nhất đó.
- Cuối cùng, với điều kiện của nước ta hiện nay, để quản trị quốc gia tốt, để có thể có được những chính sách tốt hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân ngày càng phát triển, chúng ta cần dựa trên những yếu tố nào, thưa ông?
Trong bối cảnh COVID-19, tại sao chúng ta lại thành công như vậy? Đó là bởi vì tập trung quyền lực trên nền tảng kỹ trị, tức không phải một người “độc đoán” ban hành quyết định cho cả hệ thống. Người đứng đầu tập hợp hàng loạt chuyên gia hàng đầu về dịch tễ của Việt Nam để tư vấn Thủ tướng và Ban chỉ đạo. Tập quyền sẽ phát huy sức mạnh rất lớn nếu gắn với chính trị, nói không với độc đoán, chuyên quyền. Để sử dụng sức mạnh đó, tôi đề xuất chúng ta phải thu hút được đội ngũ chuyên gia và người thực tài cho hệ thống chính trị và lĩnh vực công. Tôi cho rằng đây là hướng đi tốt để đất nước ta thịnh vượng trong tương lai.
Cùng với đó, chúng ta phải bảo đảm pháp quyền. Không phải muốn quản lý thì ban hành pháp luật, cái đó không phải pháp quyền. Nhà nước pháp quyền là nhà nước sinh ra để bảo vệ quyền của người dân. Khi người dân thực thi được các quyền của mình thì đất nước sẽ thịnh vượng.
Tiếp theo đó là minh bạch. Và cuối cùng là chế độ trách nhiệm, phải áp đặt được trách nhiệm và cuối cùng là bảo đảm sự tham gia của người dân. Làm chính sách, pháp luật thì phải xin ý kiến của người dân nhưng không được làm kiểu hình thức mà người dân phải được tham gia thực sự. Đó là những cái để bảo đảm.
- Xin cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-1025 (Bài 11): Sử dụng hiệu quả 5 nguồn lực
04:00, 14/10/2021
DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (BÀI 10): Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
04:00, 09/09/2021
DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (BÀI 9): Cơ chế khung pháp lý thử nghiệm
04:00, 04/09/2021
DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (Bài 8): “Khai tử” giấy phép con
04:00, 29/08/2021
DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (Bài 7): Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực
11:00, 26/08/2021
DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (Bài 6): Sửa đổi toàn diện Luật Đất đai
11:06, 19/08/2021
DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (Bài 5): Cải cách pháp luật kinh doanh
04:20, 14/08/2021
DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (Bài 4): Động lực cải cách từ cơ sở
05:00, 07/08/2021
DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (Bài 2): Tư duy mới cho công cuộc cải cách mới
03:30, 29/07/2021