Sửa Thông tư 39/2016 - Hoàn thiện hành lang pháp lý lĩnh vực cho vay điện tử

GIA NGUYỄN 21/07/2022 04:00

Để tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức tín dụng trong quá trình hoạt động, đặc biệt là lĩnh vực cho vay bằng phương tiện điện tử, chuyên gia cho rằng, cần thiết sửa đổi Thông tư 39/2016/TT-NHNN…

>> "Siết" cho vay đặt cọc bất động sản: Góp phần thanh lọc… thị trường

Được đánh giá là một trong những văn bản chính sách vô cùng quan trọng cho hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng suốt thời gian qua, thế nhưng, cho tới hiện nay, quá trình tổ chức thực hiện Thông tư 39/2016/TT-NHNN (Thông tư 39/2016) của Ngân hàng Nhà nước đã xuất hiện những nội dung không còn phù hợp, chưa theo kịp thực tế phát triển, tạo ra những “rào cản”, cần thiết phải sửa đổi.

Sửa Thông tư 39 - Hoàn thiện hành lang pháp lý lĩnh vực cho vay điện tử - Ảnh minh họa

Sửa Thông tư 39/2016/TT-NHNN, hoàn thiện hành lang pháp lý lĩnh vực cho vay điện tử - Ảnh minh họa

Theo đó, thông tin tại hội thảo góp ý dự thảo sửa đổi bổ sung Thông tư 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, mới đây. Bà Bùi Thúy Hằng - Vụ phó Vụ Chính sách Tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho hay, mục tiêu sửa đổi Thông tư 39/2016 xuất phát từ việc nhiều nội dung của Thông tư đang đi sau những thực tiễn của thị trường, đặc biệt là thực hiện cho vay bằng phương tiện điện tử mà thời gian vừa qua nhiều tổ chức tín dụng đã và đang triển khai.

Bà Hằng cho rằng, việc sửa Thông tư 39/2016, sẽ đưa ra được khung pháp lý chung, hoàn thiện nhất với việc cho vay bằng phương tiện điện tử, từ đó các tổ chức tín dụng có thể chủ động xây dựng, triển khai thực hiện để tránh được những rủi ro pháp lý sau này.

Thực tế, theo các chuyên gia, hiện nay, các ngân hàng thương mại cho vay và phân loại nợ dựa trên 2 thông tư là Thông tư 39/2016 và Thông tư 11/2021. Tuy nhiên, Thông tư 39/2016 đã bộc lộ những bất cập khi danh mục cho vay đang được các nhà quản trị ngân hàng phát kiến thêm các mục đích cho vay mà Thông tư này không cấm. Chẳng hạn danh mục cấm quy định tại Điều 8 Thông tư 39 cũng chỉ dừng ở những giao dịch pháp luật cấm như vay mua vàng miếng và đảo nợ. Trong khi có thể “né” bằng cách vay với mục đích đặt cọc tiền đấu giá, góp vốn vào một công ty khác để chứng minh năng lực tài chính trong đấu thầu dự án…

Cùng với việc vá những “lỗ hổng” như đã nêu, dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2016 của Ngân hàng Nhà nước mới đây còn được cho đã bổ sung quy định về cho vay qua phương tiện điện tử.

>> Siết tín dụng đặt cọc bất động sản hình thành trong tương lai

Sửa đổi Thông tư số 39/2016/TT-NHNN cũng được cho sẽ vá những

Sửa đổi Thông tư số 39/2016/TT-NHNN cũng được cho sẽ vá những "lỗ hổng" đang tồn tại - Ảnh minh họa

Theo TS. Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, việc sửa đổi Thông tư 39/2016 là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Ông Hùng đánh giá, các quy định tại dự thảo Thông tư 39/2016 sửa đổi đã cụ thể hóa được nhiều nội dung quan trọng nhằm khắc phục những khó khăn, lúng túng của các tổ chức tín dụng trong thực tiễn triển khai thời gian qua như: sửa đổi, bổ sung quy định về việc vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống; bổ sung quy định về hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân khi tham gia quan hệ vay vốn cho phù hợp quy định; cho phép tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về thứ tự thu nợ gốc, lãi tiền vay.

Đặc biệt là việc bổ sung quy định về hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử để tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử của tổ chức tín dụng đối với khách hàng trong thời gian tới.

Còn theo ông Nguyễn Thành Phúc - Phó Tổng Giám đốc Công ty Tài chính Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE CREDIT), hiện nay nhu cầu cung cấp dịch vụ ngân hàng trên kênh kỹ thuật số đối với các khoản vay mục đích tiêu dùng là rất lớn, giúp khách hàng tiếp cận tín dụng ngân hàng một cách thuận tiện, dễ dàng, đẩy lùi tín dụng đen, đặc biệt là với các công ty tài chính có số lượng khách hàng lớn, tiền vay nhỏ, quy trình thẩm định và giải ngân cần nhanh gọn.

Mặc dù, dự thảo Thông tư lần này đã bổ sung điều khoản quy định về hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử; trong đó cho phép tổ chức tín dụng thực hiện cho vay bằng phương tiện điện tử phải xây dựng, ban hành, công khai quy trình, hồ sơ thủ tục cho vay bằng phương tiện điện tử phù hợp với quy định tại Thông tư này, tuy nhiên, nội dung này vẫn còn giới hạn tổ chức tín dụng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thẩm định, phê duyệt tự động các khoản vay tiêu dùng do vẫn phải tuân thủ “nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay” của Thông tư 39/2016.

Từ đó, để tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc, bao quát cho hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử, ông Nguyễn Thành Phúc đề nghị Ngân hàng Nhà nước bổ sung quy định cho phép tổ chức tín dụng được chủ động quyết định áp dụng phương thức thẩm định, phê duyệt tín dụng một cách linh hoạt trên cơ sở bảo đảm được yếu tố độc lập và an toàn.

“Cụ thể, việc thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng thực hiện tự động trên hệ thống phần mềm đối với các khoản vay giá trị nhỏ, khoản vay cho mục đích tiêu dùng. Sự tham gia thủ công của nhân viên thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng chỉ khi hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng không đạt các tiêu chí thẩm định, phê duyệt tự động được cài đặt trên hệ thống”, ông Nguyễn Thành Phúc đề xuất.

Có thể bạn quan tâm

  • "Siết" cho vay đặt cọc bất động sản: Góp phần thanh lọc… thị trường

    04:00, 28/06/2022

  • Chương trình cho vay bù lãi suất: Giải pháp nào tránh trục lợi?

    Chương trình cho vay bù lãi suất: Giải pháp nào tránh trục lợi?

    04:16, 10/06/2022

  • “Bình ổn” lãi suất cho vay

    “Bình ổn” lãi suất cho vay

    04:50, 30/05/2022

  • NHNN: Kiểm soát nợ xấu và cứng rắn xử lý lợi ích nhóm, cho vay BOT, BT

    NHNN: Kiểm soát nợ xấu và cứng rắn xử lý lợi ích nhóm, cho vay BOT, BT

    05:10, 24/05/2022

  • Cho vay ngang hàng: Hạn chế rủi ro trong quá trình thử nghiệm

    Cho vay ngang hàng: Hạn chế rủi ro trong quá trình thử nghiệm

    04:05, 08/05/2022

GIA NGUYỄN