Còn để tình trạng thiếu thuốc chữa bệnh đến bao giờ?

KHÔI NGUYÊN 26/09/2022 01:30

Việc đấu thầu thuốc là nỗi lo lớn nhất của đa số các bệnh viện, vấn đề đặt ra là sau “cơn bão lớn”, việc phục hồi và phát triển tốt hơn một ngành trụ cột trong an sinh xã hội sẽ diễn ra như thế nào?

Đó là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội về tình trạng thiếu thuốc chữa bệnh hiện nay. Xung quanh vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh, không thể vì những vi phạm xảy ra mà để cả một hệ thống tê liệt.

>>28 địa phương đang thiếu thuốc, vật tư y tế

hihihi

Hàng loạt cơ sở khám chữa bệnh đang thiếu thuốc chữa bệnh. Ảnh: K.N

Theo đó, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, qua tổng hợp báo cáo từ cơ sở cho thấy, có 34 sở y tế và 12/21 bệnh viện tuyến trung ương báo cáo thiếu thuốc với nhiều loại, như: kháng sinh, giải độc, hướng tâm thần, tim mạch, tăng huyết áp,  sốt xuất huyết, nhãn khoa... Đáng chú ý, tình trạng thiếu thuốc men không chỉ diễn ra trong vài ngày gần đây mà đã kéo dài nhiều tháng qua nhưng tới nay vẫn chưa được giải quyết mà còn đáng lo ngại hơn.

Bộ Y tế đã lý giải tình trạng thiếu thuốc men, vật tư y tế kéo dài do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu vẫn là tâm lý lo ngại, sợ sai phạm, không dám mua sắm, thiết bị y tế của lãnh đạo nhiều bệnh viện và địa phương, nhất là sau khi nhiều cán bộ, quan chức của ngành Y tế bị khởi tố, bắt giam do liên quan tới tiêu cực về đầu thầu, mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế.

Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, hiện nay việc đấu thầu mua sắm trang thiết bị, thuốc men là nỗi lo lớn nhất của đại đa số các bệnh viện công và tư. “Vấn đề đặt ra là sau “cơn bão lớn”, việc phục hồi và phát triển tốt hơn một ngành trụ cột trong an sinh xã hội sẽ diễn ra như thế nào? Không thể vì những vi phạm xảy ra mà để cả một hệ thống tê liệt”, ông Hiếu quả quyết.

Tại hội nghị tổng kết 5 năm thi hành Luật Dược mới đây cho thấy: sau 5 năm triển khai Luật Dược, đặc biệt là trong giai đoạn chống dịch, một số nội dung đã không còn phù hợp với thực tiễn. Đặc biệt, có nhiều thủ tục hành chính gây khó khăn cho doanh nghiệp, làm chậm tiếp cận thuốc của người dân, nhiều nơi phát sinh thiếu thuốc trong công tác khám chữa bệnh. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nêu thực tế: Với nội dung về gia hạn giấy đăng lý lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, chúng ta cần phải làm ngay do có hơn 10.000 giấy đăng ký lưu hành thuốc sẽ hết hạn vào ngày 31/12. Nếu không chắc chắn sẽ thiếu thuốc trong thời gian tới.

>>Thiếu thuốc, vật tư y tế: Người bệnh mỏi mòn chờ giải pháp

hihi

Các chuyên gia cho rằng, không thể vì những vi phạm xảy ra mà để cả một hệ thống tê liệt. Ảnh minh họa

Còn ông Nguyễn Thành Lâm - Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết: Lộ trình sửa đổi Luật Dược 2016 sẽ sửa đổi, bổ sung một cách toàn diện, bao gồm nhiều quy định liên quan đến các tất cả các mảng như đăng ký lưu hành, sản xuất, quản lý chất lượng, bảo quản, bán buôn bán lẻ, các hoạt động liên quan đến sử dụng trong các cơ sở y tế… Đối với thủ tục để sửa đổi Luật Dược theo trình tự rút gọn, Cục Quản lý Dược đang cố gắng phối hợp với các bộ, ngành để trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 10 tới, trong đó có một số điểm chính chủ yếu giải quyết ách tắc trong khâu đăng ký thuốc, gây tình trạng thiếu thuốc.

Giới chuyên gia nhận định, trong số nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thiếu thuốc trong các bệnh viện, có nguyên nhân do cơ quan của Bộ Y tế chậm trễ trong việc gia hạn giấy phép đăng ký lưu hành thuốc. Cho đến nay, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã công bố 9.996 giấy đăng ký được tiếp tục duy trì hiệu lực đến cuối năm 2022. Mặc dù với các nỗ lực tăng cường tiến độ giải quyết hồ sơ gia hạn, bổ sung nguồn chuyên gia, đơn vị thẩm định, theo tốc độ xử lý hiện nay, trung bình 2 tháng giải quyết được khoảng 1.000 hồ sơ, vẫn có nguy cơ chậm gia hạn đối với các thuốc hết hạn giấy đăng ký lưu hành của tháng 11 - 12 năm 2022 và các thuốc năm 2023.

Theo thống kê Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, trong cơ cấu chi phí khám chữa bệnh ở nước ta, chi phí thuốc men chiếm nhiều nhất tới 33% (tương đương 1,7 tỷ USD/năm).

Điều đó cho thấy, nếu như “căn bệnh” thiếu thuốc, vật tư y tế không sớm được giải quyết thì chịu thiệt thòi nhất là người bệnh và gánh nặng bệnh tật, kinh tế, đời sống, xã hội sẽ ngày càng gia tăng. Để giải quyết được tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế và thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo rất quyết liệt của Thủ tướng, đòi hỏi lãnh đạo Bộ Y tế và các bệnh viện cần chủ động, linh hoạt và dám chịu trách nhiệm hơn trong đầu thầu, mua sắm thuốc men và vật tư y tế.

Có thể bạn quan tâm

  • Bài toán thiếu thuốc, vật tư y tế: Cần sớm tìm lời giải

    Bài toán thiếu thuốc, vật tư y tế: Cần sớm tìm lời giải

    03:30, 23/09/2022

  • Sửa Luật Dược để khắc phục tình trạng thiếu thuốc trong khám, chữa bệnh

    Sửa Luật Dược để khắc phục tình trạng thiếu thuốc trong khám, chữa bệnh

    03:30, 13/09/2022

  • 28 địa phương đang thiếu thuốc, vật tư y tế

    28 địa phương đang thiếu thuốc, vật tư y tế

    01:56, 30/06/2022

  • Thiếu thuốc, vật tư y tế: Người bệnh mỏi mòn chờ giải pháp

    Thiếu thuốc, vật tư y tế: Người bệnh mỏi mòn chờ giải pháp

    00:30, 25/06/2022

KHÔI NGUYÊN