Nghệ An: Tràn lan các doanh nghiệp khai thác mỏ lấn, chiếm đất

NGỌC THÁI 18/11/2022 11:00

Tự ý chiếm dụng, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở trên diện tích đất nông nghiệp ngoài phạm vi cấp phép…đang là thực trạng xảy ra tại địa bàn Nghệ An trong suốt thời gian qua.

Vậy nhưng, với hành vi vi phạm của những doanh nghiệp khai thác khoáng sản, khi cơ quan chức năng phát hiện cũng chỉ mới đưa ra biện pháp xử phạt hành chính còn vấn đề ngăn chặn triệt để vẫn chưa có giải pháp ngăn chặn quyết liệt.

Doanh nghiệp khai thác mỏ lấn, chiếm đất

Nhiều diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp ở các huyện miền núi phía Tây Nghệ An, nơi được ví như “thủ phủ” khoáng sản của địa phương đã bị đào xới tan hoang cả một vùng trong suốt thời gian qua. Đằng sau đó, dù UBND tỉnh Nghệ An đã thành lập các đoàn kiểm tra, phát hiện, xử lý tình trạng doanh nghiệp khai thác mỏ vi phạm đất đai, khoáng sản trên địa bàn nhưng các vụ việc vẫn tái diễn.

Đơn cử, ngày 28/5/2022, ông Lê Hồng Vinh – Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nghệ An đã ký quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai và bảo vệ môi trường đối với Công ty CP Tân Hoàng Khang, doanh nghiệp được cấp phép khai thác mỏ đá trắng, đá xây dựng và quặng thiếc ở huyện Qùy Hợp với số tiền gần 276.760 triệu đồng.

>>Nghệ An: Xử phạt doanh nghiệp “xoá sổ” đất nông nghiệp để khai thác mỏ

Theo Quyết định số 65/QĐ-XPHC của UBND tỉnh Nghệ An về xử phạt hạnh chính Công ty CP Tân Hoàng Khang với 02 hành vi gồm: Lấn chiếm 18.380m2 đất nông nghiệp không phải là đất trống lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn. Cụ thể, xây dựng hệ thống bể xử lý nước thải, nhà điều hành, nhà ở công nhân, công trình phụ, đường giao thông, bãi tập kết vật liệu, đất lưu không tại khu vực Thung Lùn, xã Châu Hồng, huyện Qùy Hợp;

Huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An - nơi được xem như

Huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An - nơi được xem như "thủ phủ" khoáng sản của địa phương này đang có không ít doanh nghiệp vi phạm đất đai, khoáng sản được "điểm mặt, chỉ tên" trong thời gian qua

Không thực hiện đúng một trong các nội dung của quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Cụ thể, năm 2022, công ty đã xả nước thải bơm từ hầm lò vào hệ thống bể lắng tuần hoàn, sau đó bơm nước thải từ bể lắng tuần hoàn vào hang cát-tơ (xả ra môi trường).

Đây cũng là doanh nghiệp đã khiến các cơ quan chức năng, báo chí tốn không ít giấy mực vì nghi vấn có liên quan đến hiện tượng xuất “hố tử thần” bất thường trên địa bàn xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp suốt 02 năm qua khi mỏ khai thác quặng thiếc được cấp phép cho đơn vị này.

>>Nghệ An: Loay hoay xử lý cơ sở tập kết phế liệu trái phép ở TP Vinh

Tiếp đó, vào tháng 9/2022, UBND tỉnh Nghệ An cũng ban hành Quyết định 118/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Tổng công ty 36 - CTCP (Tổng Công ty 36) về các hành vi: Lấn chiếm đất rừng sản xuất khi chưa được cấp có thẩm quyền cho thuê đất; khai thác khoáng sản vượt công suất; khai thác vượt ra ngoài ranh giới khu vực được cấp phép... tại khu vực nông thôn (khu vực lèn Trốt, xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu) để làm trạm trộn, văn phòng, bãi tập kết. Trong đó, diện tích 15.145,5m2, thời gian vi phạm là 5 năm và diện tích 8.464,6m2 thời gian vi phạm là 1 năm, nằm ngoài diện tích cấp phép khai thác mỏ, diện tích lấn chiếm chưa được UBND tỉnh cho chủ trương thuê đất. Đồng thời, Quyết định 118/QĐ-XPHC của UBND tỉnh Nghệ An cũng đình chỉ hoạt động khai thác mỏ đối với đơn vị này trong thời gian 105 ngày.

“Cố chịu đấm để ăn xôi”?

Trở lại với vấn đề của Công ty CP Tân Hoàng Khang, nếu không có thực trạng xuất hiện “hố tử thần” trên địa bàn xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp trong suốt 2 năm qua khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn, sống trong lo lắng, sợ hãi thì vụ việc doanh nghiệp này vi phạm hành chính liên quan đến đất đai có bị phát giác?

Bởi với quy mô khai thác và những gì mà bất kỳ ai có thể dễ dàng “mắt thấy, tai nghe”, tại sao khi đi vào khai thác mỏ suốt thời gian dài, cơ quan chức năng mới phát hiện chủ mỏ đã có hành vi lấn chiếm tới gần 02ha đất nông nghiệp không phải là đất trống lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn?.

>>Vì sao hàng loạt giám đốc doanh nghiệp ở Nghệ An bị dừng xuất cảnh?

Hay như vụ việc mới đây vào ngày 01/11/2022 xảy ra tại khu vực đồi Con Trâu thuộc xã Tân Xuân, nơi Công ty CP khoáng sản Đông Á được cấp phép khai thác đá tồn tại nhiều hành vi vi phạm pháp luật đất đai vừa mới bị UBND huyện Tân Kỳ ban hành Quyết định xử phạt gần 400 triệu đồng vì lấn, chiếm đất cũng đặt ra nhiều vấn đề về quản lý nhà nước từ cấp cơ sở địa phương.

Việc chủ mỏ cố tình lấn, chiếm đất đai để xây dựng văn phòng, cơ sở hạ tầng khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép liên tục tái diễn, xảy ra tại Nghệ An (ảnh chụp tại khu vực mỏ đồi Con Trâu trên địa bàn xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ)

Việc chủ mỏ cố tình lấn, chiếm đất đai để xây dựng văn phòng, cơ sở hạ tầng khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép liên tục tái diễn, xảy ra tại Nghệ An (ảnh chụp tại khu vực mỏ đồi Con Trâu trên địa bàn xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ)

Theo đó, doanh nghiệp này đã có hành vi lấn chiếm hơn 01ha đất đồi núi chưa sử dụng tại khu vực nông thôn để phục vụ mục đích hoạt động khoáng sản như làm đường, làm bãi tập kết sản phẩm, bãi thải khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Chưa kể, doanh nghiệp này cũng chiếm 2.560 m2 đất đồi núi chưa sử dụng tại khu vực nông thôn để làm Văn phòng mỏ, nhà ở cán bộ, công nhân của Công ty nhưng chưa được Nhà nước cho thuê đất theo quy định.

Rõ ràng, để thực hiện quy trình cấp giấy phép khai thác mỏ, theo quy định của pháp luật hiện hành, các chủ đầu tư phải thực hiện các bước khảo sát, thăm dò và lựa chọn ranh giới, vị trí đất đai. Tiếp đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ thả mốc, định vị khu vực dự án khai thác mỏ cho doanh nghiệp để khoanh vùng hoạt động của chủ mỏ sau này. Chưa kể, trước khi bước vào hoạt động khai thác mỏ, chủ đầu tư phải được cấp thẩm quyền đồng ý, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất…

Luật quy định là vậy nhưng thời gian qua, tình trạng cố tình lấn, chiếm đất nông nghiệp, lâm nghiệp để khai thác khoáng sản vẫn còn xảy ra trên địa bàn Nghệ An.

Và, thực trạng này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, liên tục tái diễn trong suốt thời gian qua. Phải chăng, ngay từ cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương – nơi có mỏ khoáng sản trên địa bàn cố tình “ngó lơ” để hành vi vi phạm liên quan đến đất đai, khoáng sản được phép tồn tại? 

Có thể bạn quan tâm

  • Nghệ An: Chính quyền huyện “lao đao” vì nhà thầu “bán nhanh, rút gọn”

    Nghệ An: Chính quyền huyện “lao đao” vì nhà thầu “bán nhanh, rút gọn”

    00:06, 17/11/2022

  • Vì sao nguyên đội trưởng đội quản lý trật tự đô thị ở Nghệ An bị bắt?

    Vì sao nguyên đội trưởng đội quản lý trật tự đô thị ở Nghệ An bị bắt?

    15:27, 16/11/2022

  • Lời giải nào cho tuyến đường sắt Tây Nghệ An?

    Lời giải nào cho tuyến đường sắt Tây Nghệ An?

    06:23, 11/11/2022

  • Vì sao nhiều dự án bất động sản ở Nghệ An chưa đủ điều kiện vẫn rao bán?

    Vì sao nhiều dự án bất động sản ở Nghệ An chưa đủ điều kiện vẫn rao bán?

    03:30, 11/11/2022

  • Nghệ An: Loay hoay xử lý cơ sở tập kết phế liệu trái phép ở TP Vinh

    Nghệ An: Loay hoay xử lý cơ sở tập kết phế liệu trái phép ở TP Vinh

    10:38, 10/11/2022

NGỌC THÁI