Bất cập định giá tài sản góp vốn

GIA NGUYÊN thực hiện 11/12/2022 03:10

Luật Doanh nghiệp 2020 đã mở rộng cơ hội góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp của các tổ chức, cá nhân khi tài sản góp vốn được đa dạng hóa.

>>Góp vốn bằng nhãn hiệu, sáng chế: Bất cập định giá tài sản

Thế nhưng, quy định về định giá tài sản khi góp vốn lại đang cho thấy nhiều bất cập… Đây là chia sẻ của Luật sư Nguyễn Trọng Hiệp – Giám đốc Công ty Luật HPVN với Diễn đàn Doanh nghiệp.

- Các tổ chức và cá nhân được quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác,… nếu tài sản đó có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam, thưa Luật sư?

Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, tài sản góp vốn gồm: “1 - Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam; 2 - Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật”.

Theo quy định đã nêu, các loại tài sản góp vốn được định danh tại Điều 34 (bao gồm ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật) và kể cả tài sản khác chưa được định danh như góp vốn bằng cổ phiếu chứng khoán… đều đã được điều chỉnh bằng hành lang pháp lý trực tiếp hoặc gián tiếp.

Tuy nhiên, tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam phải thỏa mãn đủ 4 điều kiện mới hoàn tất thủ tục góp vốn vào doanh nghiệp, gồm: Phải định giá được bằng Đồng Việt Nam; là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp; phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận; và hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó.

Nếu như tài sản góp vốn là cổ phiếu, ngoại tệ tự do chuyển đổi, hoặc là vàng được định giá rõ ràng (thông qua thị trường giao dịch và tỷ giá chuyển đổi) trước khi góp vốn; thì trái lại đối với tài sản góp vốn là quyền sở hữu trí tuệ, kể cả là quyền sử dụng đất, thì việc xác định giá trị tài sản còn phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam…

>>Cẩn trọng mô hình góp vốn cổ phần từ bất động sản chia nhỏ

 Các loại tài sản góp vốn và định giá tài sản góp vốn theo luật doanh nghiệp 2020.

Các loại tài sản góp vốn và định giá tài sản góp vốn theo luật doanh nghiệp 2020.

- Nội dung điều chỉnh của Luật cho thấy sự phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí chủ quan của các thành viên, cổ đông sáng lập, đơn vị thẩm định, liệu có thể phát sinh tiêu cực?

Khoản 2 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Trường hợp nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế”.

Quy định này để ràng buộc trách nhiệm của các thành viên, các cổ đông sáng lập trong định giá với mong muốn sẽ hạn chế đến mức thấp nhất về chênh lệch giá trị tài sản. Tuy nhiên, đây lại là con dao hai lưỡi…

Bởi nếu như vì động cơ “không trong sáng” thì các thành viên, cổ đông sáng lập dễ dàng tìm được tiếng nói đồng thuận trong định giá tài sản (nhất là tài sản về quyền sở hữu trí tuệ) cao hơn giá trị thực gấp nhiều lần. Toàn bộ số tiền góp vốn, sau một thời gian quay vòng và “lưu trữ” trong tài khoản doanh nghiệp, sẽ dễ dàng được rút ra thông qua hình thức chuyển nhượng vốn góp, phù hợp theo quy định chuyển nhượng vốn góp của Luật Doanh nghiệp.

Ngay cả trường hợp, các thành viên, cổ đông sáng lập lựa chọn định giá tài sản góp vốn thông qua tổ chức thẩm định giá thì cũng không khả thi về xác định giá trị thực, bởi kết quả định giá của tổ chức thẩm định giá vẫn phụ thuộc vào quyết định của trên 50% số thành viên,…

Đây là những bất cập sẽ tiềm ẩn rủi ro cho doanh nghiệp trong việc xác định trách nhiệm của các bên liên quan khi những kịch bản xấu có thể xảy ra trong tương lai, khi, pháp luật hiện hành chưa xác định rõ tỷ lệ trách nhiệm bồi thường giữa bên góp vốn và người định giá hoặc tổ chức định giá khi xảy ra chênh lệch.

- Vậy, làm sao để việc định giá tài sản góp vốn này đi vào đúng bản chất, giá trị, thưa Luật sư?

Để hạn chế những tranh chấp không đáng có giữa các bên trong vấn đề góp vốn bằng tài sản không phải là Đồng Việt Nam, theo tôi, cần sửa đổi lại Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 theo hướng, thay vì để cho doanh nghiệp tự lập ra hội đồng thẩm định hoặc cho phép những tổ chức định giá bất kỳ tiến hành thẩm định giá;

Cần khuyến cáo tài sản góp vốn vào doanh nghiệp không phải là Đồng Việt Nam phải qua khâu định giá tài sản là tổ chức thẩm định giá và xác định trách nhiệm của các bên liên quan. Kết quả định giá của tổ chức thẩm định giá là kết quả cuối cùng để các thành viên, cổ đông sáng lập xác định tỷ lệ vốn góp điều lệ chứ không phải để tham khảo.

Đồng thời quy định, doanh nghiệp thẩm định giá tài sản phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác của số liệu thẩm định. Nếu trong quá trình vận hành của doanh nghiệp phát sinh rủi ro, mà rủi ro đó có liên quan đến việc do định giá tài sản không chính xác (chênh lệch quá lớn so với giá trị thực của tài sản định giá), thì tổ chức thẩm định giá phải liên đới chịu bồi thường thiệt hại (nếu có).

- Xin cảm ơn Luật sư!

Có thể bạn quan tâm

  • Cấm các tổ chức tín dụng cho vay để khách hàng góp vốn, hợp tác đầu tư là chưa phù hợp

    Cấm các tổ chức tín dụng cho vay để khách hàng góp vốn, hợp tác đầu tư là chưa phù hợp

    03:00, 25/07/2022

  • Góp vốn bằng nhãn hiệu, sáng chế: Bất cập định giá tài sản

    Góp vốn bằng nhãn hiệu, sáng chế: Bất cập định giá tài sản

    04:00, 24/03/2022

  • Ông chủ “siêu doanh nghiệp” 500.000 tỉ đồng tiết lộ về số tiền góp vốn

    Ông chủ “siêu doanh nghiệp” 500.000 tỉ đồng tiết lộ về số tiền góp vốn

    15:20, 28/08/2021

  • Luật Hợp tác xã năm 2012 - Bài 1: Bất cập góp vốn hợp tác xã

    Luật Hợp tác xã năm 2012 - Bài 1: Bất cập góp vốn hợp tác xã

    04:40, 04/08/2021

  • Đề nghị điều tra thêm 2 hợp tác xã góp vốn ‘chui’ vào Saigon Co.op

    Đề nghị điều tra thêm 2 hợp tác xã góp vốn ‘chui’ vào Saigon Co.op

    16:55, 11/07/2021

  • "Siêu doanh nghiệp" theo đăng ký: Cần giám sát chặt việc góp vốn

    14:10, 02/06/2021

  • BẤT ĐỘNG SẢN TUẦN TỪ 1-7/2: Cảnh báo lừa đảo từ chiêu “góp vốn” dự án

    BẤT ĐỘNG SẢN TUẦN TỪ 1-7/2: Cảnh báo lừa đảo từ chiêu “góp vốn” dự án

    11:00, 07/02/2021

  • Cảnh báo lừa đảo từ chiêu “góp vốn” dự án

    Cảnh báo lừa đảo từ chiêu “góp vốn” dự án

    05:00, 05/02/2021

  • Mạo danh chủ đầu tư để “kêu gọi góp vốn” dự án

    Mạo danh chủ đầu tư để “kêu gọi góp vốn” dự án

    13:10, 11/11/2020

  • Góp vốn trái quy định, hai lô đất “vàng” bị “đốc thúc” thu hồi

    Góp vốn trái quy định, hai lô đất “vàng” bị “đốc thúc” thu hồi

    11:40, 06/07/2020

GIA NGUYÊN thực hiện