Luật Hợp tác xã năm 2012 - Bài 1: Bất cập góp vốn hợp tác xã

Diendandoanhnghiep.vn Các quy định về góp vốn, quyền chi phối đối với hợp tác xã trong Luật hợp tác xã 2012 đang tồn tại nhiều bất cập cần sửa đổi.

Ngày 2/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã đã ký Quyết định số 76/QĐ-BCDĐMPTKTTTHTX ban hành Kế hoạch tổng kết 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012.

Trên thực tế, theo đánh gía của nhiều chuyên gia, các quy định về tồn tại trong Luật Hợp tác xã 2012 đã lỗi thời, cản trở sự phát triển của mô hình này.

Mới đây, cơ quan điều tra Công an TP HCM đã tiếp nhận hồ sơ của UBND quận 8 và UBND quận 11 về sự việc có dấu hiệu vi phạm trong việc góp vốn của HTX Tiêu dùng phường 14, quận 8 và HTX Thương mại và Dịch vụ quận 11 vào Liên hiệp HTX Thương mại thành phố (Saigon Co.op).

Theo đó, HTX Tiêu dùng phường 14 và HTX Thương mại và dịch vụ quận 11 bị cho là có dấu hiệu vi phạm khi góp “chui” gần 600 tỉ đồng vào Saigon Co.op.

Vụ việc thực tế này cho thấy các quy đinh về góp vốn, quyền chi phối đối với hợp tác xã đang tồn tại nhiều bất cập.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLAW nhấn mạnh các quy định về vốn góp trong Luật hợp tác 2012 còn nhiều khoảng mờ, gây khó khăn cho qúa trình góp vốn.

Theo phân tích của Luật sư Hà thì quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Hợp tác xã 2012: “Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ưu tiên huy động vốn từ thành viên, hợp tác xã thành viên để đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh trên cơ sở thỏa thuận với thành viên, hợp tác xã thành viên. Trường hợp huy động vốn từ thành viên, hợp tác xã thành viên chưa đáp ứng đủ nhu cầu thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã huy động vốn từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật và điều lệ”. 

“Quy định này tạo nên sự cản trở không cần thiết đối với mục tiêu mở rộng quy mô của các hợp tác xã. Theo luật hợp tác xã quốc tế, nguyên tắc “tự nguyện và mở rộng” là nguyên tắc quan trọng, nghĩa là hợp tác xã chào đón tất cả mọi người có nhu cầu sử dụng dịch vụ của hợp tác xã. Việc mở rộng thành viên sẽ tạo nguồn lực cho sự phát triển quy mô, tính hiệu quả và gia tăng giá trị trong hoạt động của hợp tác xã”, Luật sư Hà nhận định. 

Phân tích tiếp vấn đề, Luật sư Hà nhấn mạnh rằng theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 của Luật Hợp tác xã 2012, sự chênh lệch giữa thu và chi trong hoạt động của hợp tác xã sẽ tạo thành thu nhập.

“Thu nhập này sẽ được trích lập các quỹ theo tỷ lệ quy định; phần còn lại sẽ phân phối lại cho thành viên. Mức độ trích lập vào các quỹ hiện tại chỉ bị ràng buộc ở mức tối thiểu là 20% đối với quỹ đầu tư phát triển, 5% đối với quỹ dự phòng tài chính. Nghĩa là có thể dùng đến 75% thu nhập để phân phối cho các thành viên. Trong khi đó, theo thông lệ quốc tế, nguồn thu nhập này cần được ưu tiên cho việc trích lập vào quỹ phát triển để mở rộng quy mô hợp tác xã, bởi mục đích của thành viên hướng đến là lợi ích từ dịch vụ của hợp tác xã chứ không phải lợi nhuận. Khi hợp tác xã phát triển, thành viên cũng theo đó sẽ được hưởng nhiều lợi ích hơn. Nếu tỷ lệ thu nhập dùng để phân phối quá lớn, hợp tác xã không có nguồn lực nội tại để phát triển và cũng dễ đi chệch hướng sang mô hình của doanh nghiệp. Lúc này, các thành viên tham gia hợp tác xã chủ yếu vì lợi nhuận chứ không phải lợi ích kinh tế”, Luật sư Hà nói.

Ngoài ra, vị Luật sư này cũng cho rằng trên thực tế chưa có sự tách biệt giữa quản trị hợp tác xã và kinh doanh, tăng vốn chủ yếu từ vốn góp của thành viên.

“Tại Việt Nam hợp tác xã được coi là một mô hình dịch vụ công cộng không phải một mô hình kinh doanh, nên tại Việt Nam mô hình này được quy định riêng bởi Luật Hợp tác xã. Điều này cũng là cơ sở tạo ra lỗ hổng cho các quy định pháp luật về góp vốn, quyền chi phối đối với hợp tác xã”, Luật sư Hà khẳng định. 

Nhưng đáng nói, đây chỉ là một trong những bất cập còn tồn tại ở Luật Hợp xã 2012 mà thôi.

Vì những bất cập này, ngày 2/8/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã đã ký Quyết định số 76/QĐ-BCDĐMPTKTTTHTX ban hành Kế hoạch tổng kết 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012.

Mục đích là nhằm tổng kết, đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong tổ chức thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012; đề xuất, kiến nghị các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, Luật Hợp tác, kiến nghị Chính phủ, Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Hợp tác xã và hoàn thiện các văn bản pháp luật đáp ứng yêu cầu thực tiễn về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Triển khai thực hiện đồng bộ Kết luận số 70-KL/TW ngày 9/3/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Nghị quyết số 34/NQ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện kết luận số 70-KL/TW ngày 9/3/2020 của Bộ Chính trị.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Luật Hợp tác xã năm 2012 - Bài 1: Bất cập góp vốn hợp tác xã tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714142996 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714142996 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10