Từ vụ cháy chung cư mini: Lộ khoảng trống pháp lý về bảo hiểm cháy nổ

NGUYỄN GIANG 04/10/2023 03:00

“Để giải bài toán rủi ro cháy nổ tại các chung cư mini, cần thiết lập cơ chế phối hợp ba bên: chính quyền, ban quản trị toà nhà và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc…”.

Đây là chia sẻ của Luật sư Nguyễn Tiến Lập - Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam xung quanh câu chuyện về bảo hiểm cháy nổ tại các chung cư mini sau thảm họa cháy kinh hoàng mới đây. Theo vị luật sư này, trận hoả hoạn thảm khốc tại chung cư mini ở Khương Hạ (Thanh Xuân, Hà Nội) vừa qua xuất hiện hàng loạt yếu kém trong quản trị rủi ro tại đô thị, trong đó, câu chuyện bảo hiểm cháy nổ đối với loại hình nhà ở này dường như bị lãng quên.

>>Chung cư mini, “nhà hộp diêm”: “Vấn nạn” của các đô thị

hihihihi

Chung cư mini là khái niệm không có trong luật nên không có quy định về việc phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.

Theo luật sư Nguyễn Tiến Lập, nếu bàn trở lại câu chuyện đã xảy ra, cho dù có sai phạm thì cũng chỉ để giải quyết một việc là quy trách nhiệm nhằm giải toả bức xúc dư luận. Trong khi đó, vẫn còn đó hàng nghìn các chung cư mini tương tự đang tồn tại và hoạt động, rất có thể cũng là các mối nguy hiểm hiện hữu giữa lòng các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Vậy bài toán đặt ra là sẽ cần xử lý nó như thế nào để phòng ngừa các thảm hoạ tương lai?

Hiện tại, các cơ quan chức năng ở cơ sở đang hoạt động ráo riết trong việc rà soát, kiểm tra và yêu cầu các giấy phép liên quan đến cho thuê nhà nói chung và chung cư mini nói riêng. “Việc này là cần thiết, nhưng cách tiến hành các hoạt động theo kiểu ra quân đồng loạt và phong trào như vậy sẽ gây nên các hậu quả thế nào về mặt kinh tế - xã hội cho người dân? Liệu nó có mang đến hiệu quả đích thực, tức các thay đổi tích cực mang tính bền vững hay không?”, vị luật sư đặt vấn đề.

Chia sẻ thêm về điều này, luật sư Nguyễn Tiến Lập cho biết, đã có rất nhiều các vụ cháy chợ, trung tâm thương mại và các nhà hàng, dịch vụ giải trí, tuy nhiên, hầu hết các trường hợp, các công trình và toà nhà đều không có bảo hiểm cháy nổ để bảo đảm an toàn và bồi thường cho các nạn nhân.

“Chúng ta vẫn hay tư duy coi bảo hiểm là loại hình kinh doanh dịch vụ trên cơ sở tự nguyện và tiếp cận nó theo hướng vận động và hỗ trợ nâng cao nhận thức. Tuy nhiên, như một thông lệ phổ biến cả về luật pháp và thị trường thì ở nhiều nước, người ta đã đưa một số loại bảo hiểm rủi ro như cháy nổ các công trình, toà nhà ở đô thị vào diện bắt buộc, tức coi nó như một biện pháp quản lý an toàn của chính quyền”, luật sư Nguyễn Tiến Lập nói.

Luật sư Nguyễn Tiến Lập cho biết, đây không đơn thuần là một công cụ hành chính, giống với cấp các loại giấy phép về xây dựng hay phòng cháy, mà là sự phối kết hợp của các thành tố theo hướng thị trường hoá. Triết lý ở đây là một nền kinh tế thị trường vận hành dựa trên thực thi các quyền tự do của người dân thì chính quyền cần khai thác, tận dụng và phát huy tối đa quyền tự chủ, ý thức tự giác và năng lực tự chịu trách nhiệm của mỗi người dựa trên lợi ích của chính họ.

Nói rộng ra, đó là mối quan hệ giữa người tiêu dùng và các doanh nghiệp là một thiết chế của thị trường. Cách tiếp cận này có ý nghĩa thực tế ở chỗ nếu các cơ quan chính quyền chỉ hành động một mình theo lối áp đặt và chủ quan thì cả bộ máy sẽ phải phình to và tiêu tốn mãi các nguồn lực. Cuối cùng người dân sẽ phải gánh chịu các chi phí đó trong khi không chắc chắn hưởng lợi về kết quả?

“Do đó, trong trường hợp này, tôi đã đề xuất một tư duy quản lý mới với việc thiết lập cơ chế phối hợp ba bên là chính quyền, ban quản trị các toà nhà và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiệm cháy nổ bắt buộc”, vị chuyên gia đề xuất.

>>Chung cư mini bị “thả nổi”, vì sao?

hihihi

Để giải bài toán rủi ro cháy nổ tại các chung cư mini, cần thiết lập cơ chế phối hợp ba bên: chính quyền, ban quản trị toà nhà và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

Đồng quan điểm, luật sư Đỗ Hồng Sơn, Giám đốc CTCP Tư vấn dịch vụ bảo hiểm Việt Nam, cũng cho rằng, chung cư mini là khái niệm không có trong luật nên không có quy định về việc phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Tuy nhiên, người mua chung cư mini có thể tham gia loại hình bảo hiểm cháy nổ tự nguyện. Tại các doanh nghiệp bảo hiểm cũng có bảo vệ rủi ro cháy/nổ như đối với cả bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo quy định của nhà nước.

Ông Sơn phân tích, người dân có thể mua được bảo hiểm cháy nổ cho căn hộ của mình nhưng khi có nhu cầu muốn mua thì phải cung cấp thông tin về đối tượng bảo hiểm (căn hộ, đồ đạc trong nhà...) cho phía doanh nghiệp bảo hiểm. Sau khi doanh nghiệp khảo sát các rủi ro liên quan sẽ đưa ra quyết định có bán bảo hiểm hay không bán.

“Nếu trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm đã bán bảo hiểm cháy nổ thì khi xảy ra vụ cháy họ sẽ tiến hành chi trả bồi thường mà không được phép xem xét hay đánh giá yếu tố xây sai phép, không có hệ thống chữa cháy tự động, không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy chữa cháy”, ông Sơn nêu.

Cũng theo luật sư Đỗ Hồng Sơn, bảo hiểm cháy nổ sẽ bảo vệ tài sản của khách hàng khi xảy ra cháy, đối tượng mà khách hàng cần bảo vệ đó là căn hộ đang ở và tài sản ở trong căn hộ.

“Hãy thử hình dung chung cư ở Thanh Xuân, Hà Nội bị cháy vừa qua, nếu cả thiết chế và cơ chế đó đã tồn tại và hoạt động thì có an toàn hơn không? Chắc chắn có, bởi hơn ai hết ban quản trị có chức năng và nhiệm vụ rõ ràng. Doanh nghiệp bảo hiểm cũng sẽ buộc phải quan tâm và chăm sóc việc vận hành toà nhà sao cho bảo đảm an toàn cháy nổ bởi việc đó đồng nghĩa với tránh rủi ro về kinh doanh của chính họ”, vị luật sư chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

  • Chung cư mini bị “thả nổi”, vì sao?

    Chung cư mini bị “thả nổi”, vì sao?

    02:30, 03/10/2023

  • Chung cư mini và “cuộc đua” lắp thang thoát hiểm

    Chung cư mini và “cuộc đua” lắp thang thoát hiểm

    00:06, 30/09/2023

  • Lấp “lỗ hổng” quản lý chung cư mini

    Lấp “lỗ hổng” quản lý chung cư mini

    03:00, 27/09/2023

NGUYỄN GIANG