Vụ kiện chính quyền 11 năm chưa có hồi kết

Hương Giang 06/10/2018 17:01

Câu chuyện được cho là khá hy hữu khi một doanh nghiệp đưa đơn khởi kiện UBND tỉnh Long An, vì cho rằng tỉnh này đã ban hành quyết định trái luật khiến cho doanh nghiệp điêu đứng.

Vụ kiện bắt nguồn từ một quyết định giao, chia đất bất hợp lý của UBND tỉnh Long An. Vụ việc phức tạp và kéo dài khiến các doanh nghiệp có liên quan phải bỏ số tiền “chết” rất lớn vào vụ kiện, trong khi gần 40ha đất “vàng” phải bỏ hoang suốt 11 năm qua.

br class=

Khu đất đang bị tranh chấp và bỏ hoang suốt 11 năm qua tại Long An.

Nguyên nhân từ quyết định…chia đất?

Trao đổi với báo chí, đại diện nguyên đơn là Cty Cơ khí Long An (LICO), cho biết: Nguyên nhân dẫn đến vụ kiện bắt nguồn từ cuối năm 2003, UBND tỉnh Long An ban hành văn bản số 5667/CV-UB giao cho Cty Cơ khí Long An (LICO) làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) Long Định - Long Cang rộng 50ha. Sau khi được bàn giao, LICO đã mời gọi 2 doanh nghiệp khác là Cty TNHH Tân Lợi Lợi (Tân Lợi Lợi) và Cty CP Quốc tế Năm Sao (Năm Sao) cùng góp vốn thực hiện dự án.

Có thể bạn quan tâm

  • Nhà thầu có thể khởi kiện ra tòa

    Nhà thầu có thể khởi kiện ra tòa

    03:03, 19/07/2018

  • Doanh nghiệp lao đao vì chính quyền thất hứa

    Doanh nghiệp lao đao vì chính quyền thất hứa

    11:36, 14/09/2018

  • Chính quyền “bất lực” hay “nhờn luật” trong lĩnh vực xây dựng?

    Chính quyền “bất lực” hay “nhờn luật” trong lĩnh vực xây dựng?

    09:00, 23/08/2018

Cũng theo đại diện LICO, để thực hiện dự án, các bên đã góp vốn vào để giải tỏa và tiến hành bồi thường đất cho dân, cụ thể: LICO hơn 44 tỉ đồng; Tân Lợi Lợi - 16,59 tỉ đồng; Năm Sao - 7,55 tỉ đồng). Nhưng trong quá trình thực hiện dự án, các bên đã xảy ra mâu thuẫn và không thể tự giải quyết được. Do đó, theo nguyên tắc thì khi xảy ra tranh chấp, sự việc sẽ được đưa ra tòa án để giải quyết theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, sau khi thấy tranh chấp xảy ra, ngày 4.12.2006, UBND tỉnh Long An lại ra văn bản số 5957, về việc xử lý tranh chấp dự án đầu tư CCN Long Định - Long Cang.

Theo đó, UBND tỉnh Long An đã chia tách 50ha đất của dự án cho 3 bên đối tác theo tỉ lệ, mặc dù quyết định giao LICO làm chủ đầu tư dự án trước đó vẫn còn hiệu lực.

Điều đáng nói là tổng chi phí đầu tư cho dự án gần 69 tỉ đồng, trong đó, LICO đã bỏ vào hơn 44 tỉ đồng (hơn 64%), nhưng chỉ được nhận 25% trên tổng diện tích 50ha đất của dự án (12,5ha), phần còn lại UBND tỉnh Long An “chia” cho Tân Lợi Lợi (12,5ha) và Năm Sao (25ha).

Không đồng ý với quyết định “chia tách” của UBND tỉnh Long An, LICO đã làm đơn khởi kiện ra tòa yêu cầu UBND tỉnh Long An thu hồi các quyết định cấp đất cho 2 DN nêu trên.

Tỉnh có thay tòa xét xử?

Sau nhiều lần phiên tòa xét xử vụ kiện phải hoãn lại để các bên bổ sung chứng cứ thì UBND tỉnh Long An lại ra quyết định thu hồi các quyết định cấp đất cho Tân Lợi Lợi và Năm Sao. Vì vậy mà TAND tỉnh Long An buộc phải đình chỉ vụ kiện vì đối tượng vụ kiện không còn.

Thế nhưng, sau khi có quyết định thu hồi, Tân Lợi Lợi và Năm Sao vẫn chiếm giữ phần đất đã được UBND tỉnh Long An chia cấp (trước đó). Vì vậy, LICO lại tiếp tục khởi kiện vụ việc ra tòa.

Theo đó, ngày 4.9.2008, TAND tỉnh Long An đã chính thức mở phiên xét xử sơ thẩm và tuyên: LICO vẫn là chủ đầu tư xây dựng hạ tầng CCN Long Định - Long Cang, theo tinh Công văn số 5667/CV-UB, ngày 31/12/2003 của UBND tỉnh Long An, và buộc Tân Lợi Lợi và Năm Sao phải khôi phục lại tình trạng ban đầu và giao trả mặt bằng cho chủ đầu tư.

  Khi xảy ra tranh chấp giữa các doanh nghiệp, sự việc lẽ ra được đưa ra tòa án để giải quyết theo quy định của pháp luật nhưng UBND tỉnh Long An lại  “thay tòa” ra văn bản về việc xử lý tranh chấp dự án đầu tư .

Vụ án tiếp tục được kháng cáo và tại bản án phúc thẩm số 159/2008/KDTM-PT ngày 28.11.2008, Toà phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM đã quyết định công nhận chia tách dự án theo Công văn số 5957 ngày 4/12/2006, của UBND tỉnh Long An. Do đó, từ bản án phúc thẩm này, UBND tỉnh Long An đã cấp Giấy CNQSDĐ cho Tân Lợi Lợi và Năm Sao phần đất được chia tách.

Và mặc dù sau đó bản án phúc thẩm đã bị hủy ở cấp Giám đốc thẩm, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã giao hồ sơ vụ án cho TAND tỉnh Long An xét xử sơ thẩm lại, nhưng 02 doanh nghiệp (Tân Lợi Lợi và Năm Sao) đã sử dụng phần đất nêu trên để thế chấp vay ngân hàng, khiến cho vụ việc càng trở nên phức tạp, phát sinh thêm nhiều vụ kiện khác, kéo dài dai dẳng đến tận ngày nay và chưa biết bao giờ mới dứt.
DĐDN sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Hương Giang