Bốn "sếp lớn" ngành viễn thông tham gia Ủy ban Chính phủ điện tử

Thy Hằng 28/05/2019 17:30

Lãnh đạo các doanh nghiệp Viettel, VNPT, FPT, CMC, VietnamPost và DTT tham gia nhóm giải pháp công nghệ và an ninh thuộc Tổ công tác giúp việc cho Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử.

Trong việc ưu tiên bố trí các nguồn lực cho xây dựng Chính phủ điện tử, có giải pháp huy động, tập hợp các doanh nghiệp có các thế mạnh khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin tham gia xây dựng Chính phủ điện tử.

ưu tiên bố trí các nguồn lực cho xây dựng Chính phủ điện tử, có giải pháp huy động, tập hợp các doanh nghiệp có các thế mạnh khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin tham gia xây dựng Chính phủ điện tử.

Việc ưu tiên bố trí các nguồn lực cho xây dựng Chính phủ điện tử, có giải pháp huy động, tập hợp các doanh nghiệp có các thế mạnh khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin tham gia xây dựng Chính phủ điện tử.

Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng vừa ký quyết định phê duyệt danh sách các nhóm, thành viên, chuyên gia của tổ công tác giúp việc cho Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử.

Theo đó, tổ công tác giúp việc sẽ có 2 nhóm thành viên là nhóm thể chế, cải cách hành chính và nhóm giải pháp công nghệ và an ninh, an toàn mạng.

Nhóm thể chế và cải cách hành chính do ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính - Văn phòng Chính phủ, làm trưởng nhóm. Ông Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế - Bộ Tư pháp và ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông, làm phó trưởng nhóm.

Với nhóm giải pháp công nghệ và an ninh, an toàn mạng, trưởng nhóm là Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng; phó trưởng nhóm thường trực là Cục trưởng Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính - Văn phòng Chính phủ Ngô Hải Phan. Ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông và ông Nguyễn Thế Trung, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ DTT cùng làm phó trưởng nhóm.

Đáng lưu ý, ngoài Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ DTT, nhóm giải pháp công nghệ và an ninh, an toàn mạng còn có sự tham gia của 5 thành viên là lãnh đạo các doanh nghiệp lĩnh vực ngành ICT, gồm các ông Nguyễn Thanh Nam, Phó tổng giám đốc Viettel; Huỳnh Quang Liêm, Phó tổng giám đốc VNPT; Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn công nghệ CMC; Nguyễn Quốc Vinh, thành viên HĐTV Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost); Phan Thanh Sơn, Giám đốc công nghệ Công ty hệ thống thông tin FPT (FPT IS).

Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử được thành lập hồi tháng 8/2018 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Chủ tịch và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Phó chủ tịch.

Thành viên của ủy ban này còn có sự góp mặt của người đứng đầu 4 doanh nghiệp lớn là ông Lê Đăng Dũng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel; ông Trần Mạnh Hùng Chủ tịch HĐTV VNPT; ông Phạm Anh Tuấn Chủ tịch HĐTV VietnamPost và ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT.

Có thể bạn quan tâm

  • Chuyển đổi số trong Chính phủ điện tử: Mô hình nào phù hợp với Việt Nam?

    Chuyển đổi số trong Chính phủ điện tử: Mô hình nào phù hợp với Việt Nam?

    11:39, 11/04/2019

  • Chính phủ điện tử cần phản biện từ dân

    Chính phủ điện tử cần phản biện từ dân

    11:00, 28/03/2019

  • Xây dựng Chính phủ điện tử: Thách thức lớn ở yếu tố con người

    Xây dựng Chính phủ điện tử: Thách thức lớn ở yếu tố con người

    01:05, 25/03/2019

  • Xây dựng Chính phủ điện tử: Cần gây dựng lòng tin của người dân

    Xây dựng Chính phủ điện tử: Cần gây dựng lòng tin của người dân

    11:23, 21/03/2019

  • Điều kiện nào cho tư nhân tham gia Chính phủ điện tử?

    Điều kiện nào cho tư nhân tham gia Chính phủ điện tử?

    01:33, 24/02/2019

Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử có 6 chức năng, nhiệm vụ, trong đó đầu tiên là nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử; tạo thuận lợi cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại Việt Nam.

Ủy ban cũng sẽ giúp Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong lĩnh vực nêu trên; cho ý kiến về các chiến lược, chính sách, dự án liên quan đến xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng...

Thủ tướng cũng giao các bộ ngành, địa phương lập Ban chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử của từng đơn vị. 

Trước đó, tại Nghị quyết về giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử có nội dung, ưu tiên bố trí các nguồn lực cho xây dựng Chính phủ điện tử. Theo đó, Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội (Viettel), Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty cổ phần FPT, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPOST) phát huy vai trò dẫn dắt trong triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử, đi đầu trong đổi mới tư duy, ứng dụng các công nghệ mới phù hợp với xu thế phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số và bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Bên cạnh đó, ưu tiên bố trí các nguồn lực cho xây dựng Chính phủ điện tử, có giải pháp huy động, tập hợp các doanh nghiệp có các thế mạnh khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin tham gia xây dựng Chính phủ điện tử.

Bảo đảm tận dụng tối đa lợi thế của khu vực tư nhân để nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ triển khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo mật, an ninh, an toàn thông tin và an ninh mạng.

Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPOST) phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong việc hỗ trợ, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến bảo đảm gia tăng số lượng hồ sơ giải quyết trên môi trường mạng.

Thy Hằng