Theo các chuyên gia, tỉ lệ người dân sử dụng dịch vụ trực tuyến ở Việt Nam vẫn mức thấp, do người dân chưa thực sự có thói quen sử dụng và chưa thực sự tin tưởng vào tính chính xác của hệ thống.
Trong khuôn khổ Diễn đàn Internet Việt Nam 2019 (VIF19), các chuyên gia đã có cuộc tọa đàm với chủ đề “Chính phủ điện tử vì những điều tốt đẹp”.
Chính phủ kỹ thuật số (thường được gọi là Chính phủ điện tử, hoặc GovTech) là Chính phủ sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) để cải thiện khả năng tiếp cận thông tin và dịch vụ của khu vực công cho công dân, doanh nghiệp và các tổ chức chính phủ.
Hiện nay trên thế giới, một số quốc gia như Thụy Điển được đo lường bởi Chỉ số Phát triển Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc, đã cải thiện việc cung cấp dịch vụ cho các thành phần trong khi tạo ra hiệu quả kinh tế và tạo việc làm trong lĩnh vực kinh tế kỹ thuật số.
Có thể bạn quan tâm
01:33, 24/02/2019
07:56, 14/11/2018
15:00, 20/09/2018
19:34, 12/03/2019
16:06, 12/03/2019
14:47, 12/03/2019
Đánh giá về thực trạng triển khai Chính phủ điện tử ở Việt Nam, bà Đỗ Thanh Huyền, Chuyên gia phân tích chính sách của UNDP cho rằng, thời gian qua Chính phủ Việt Nam đã không ngừng nỗ lực trong việc triển khai Chính phủ điện tử, Chính phủ đã đầu tư 6.000 tỷ đồng để nâng cấp hệ thống, xây dựng Chính phủ điện tử mà ở đó đặt người dân làm trung tâm, phục vụ người dân.
Với tốc độ phát triển internet nhanh chóng ở Việt Nam khi mà 2/3 số dân tiếp cận được internet, đây là lợi thế cho Chính phủ trong việc giúp người dân tiếp cận được với các dịch vụ công trực tuyến. Tuy nhiên, theo bà Huyền, thực trạng hiện nay cho thấy đang có sự phân hóa trong việc tiếp cận internet giữa vùng sâu, vùng xa với vùng đồng bằng, thành phố. Điều này dẫn đến mất cân bằng trong việc tiếp cận các dịch vụ công trực tuyến.
“Theo khảo sát Papi 2017 của UNDP, 48% người tham gia khảo sát đều có tiếp cận internet tại gia đình, tỉ lệ đáng kể. Trong 63 tỉnh thành như Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng hầu như 100% đều tiếp cận được internet với tỉnh vùng sâu vùng xa họ chỉ có một tỉ lệ nhỏ người sử dụng internet. Như vậy cho thấy sự chưa đồng đều về lượng người sử dụng internet theo các vùng, miền” – bà Đỗ Thanh Huyền nhận định.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của UNDP năm 2017 (Papi 2017) chỉ 12% số người tham gia khảo sát tìm kiếm thông tin về chính sách, pháp luật trong đó chỉ có 22% tìm kiếm trên cổng thông tin Chính phủ. Điều này cho thấy người dân vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng chính phủ số, “Người dân vẫn có thói quen đến trực tiếp cơ quan hành chính công để thực hiện các thủ tục chứ chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ công trực tuyến” – Bà Huyền nhận định.
Với lượng truy cập vào cổng thông tin điện tử Chính phủ chưa cao như vậy, Chính phủ cần có giải pháp nâng cao nhận thức của người dân về việc truy cập tìm kiếm thông tin, kết nối với các cơ quan hành chính để thực hiện các dịch vụ công trực tuyến.
Để làm được điều này, theo bà Huyền “Chính phủ cần đảm bảo cho người dân tin tưởng khi tiếp cận thông tin công, cảm thấy an toàn khi chia sẻ thông tin với chính phủ. Có thể thấy rằng người dân sẵn sàng chia sẻ các thông tin cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội, vậy chính phủ cần xây dựng một hệ thống giúp cho người dân thấy được sự an toàn, đảm bảo được thông tin cá nhân”.
Với vấn đề tin tưởng vào hệ thống dữ liệu của Chính phủ, ông Steven Furt – Giám đốc chiến lược và kiến trúc công của FPT đưa ra quan điểm cho rằng: Việt Nam cấp thiết cần một có luật về quyền riêng tư đói với dữ liệu số. Một số quốc gia đã áp dụng khái niệm "ngăn kéo điện tử". "Ngăn kéo điện tử" là nơi người dân có thể lưu trữ thông tin về căn cước điện tử, hộ khẩu ... và Chính phủ phải đảm bảo mọi thông tin, tài liệu người dân lưu trong đó không ai có quyền tiếp cận khi chưa có sự cho phép của cá nhân sở hữu, và với bản thân cá nhân sở hữu, chính phủ sẽ trao cho họ quyền riêng tư với "ngăn kéo" đó như thế nào, từ đó gây dựng sự tin tưởng của người dân với Chính phủ điện tử và dữ liệu số quốc gia" - ông Steven cho biết.