G7 taxi - nhân tố bí ẩn
Sự xuất hiện của G7 taxi đang được xem là một ẩn số thú vị trong “cuộc chiến” giành thị phần chưa có hồi kết trong thời gian tới.
G7 taxi dự kiến sẽ chi khoảng 1 triệu USD để thực hiện thay đổi và quảng bá nhận diện thương hiệu trong thời gian đầu sau đó sẽ đầu tư “mạnh tay” vào công nghệ và chất lượng dịch vụ để tự tin cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường.
“Đón sóng”
“Đón sóng” được những bất cập vẫn tồn tại trong chất lượng dịch vụ taxi, G7 taxi gia nhập thị trường taxi Hà Nội với định vị là hãng taxi thông dụng, có số lượng xe lớn, có thể phục vụ nhu cầu của khách hàng mọi lúc, mọi nơi trong thời gian nhanh nhất có thể. Được biết, hiện đã có 3 hãng taxi nằm trong Top đầu tại Hà Nội đã lên tiếng xác nhận sẽ cùng tham gia “liên minh” G7 taxi bao gồm: Thành Công, Sao Hà Nội, Ba Sao.
Chia sẻ với báo giới, ông Nguyễn Khương Duy, Giám đốc hãng taxi Thành Công, ông Duy xác nhận: Taxi Thành Công đang đàm phán với G7 taxi và đã đạt được những điều khoản cơ bản. Hiện nay, 2 bên đang tập trung đi sâu vào những điều khoản chi tiết để đảm bảo quyền lợi của các lái xe và của hãng cũng như các cam kết về lượng khách và doanh thu của tài xế khi hợp tác cùng G7 taxi.
Việc hợp nhất 3 hãng taxi: Thành Công, Sao Hà Nội, Ba Sao đã giúp G7 taxi sở hữu số lượng xe lớn nhất tại Hà Nội ngay thời điểm hãng này ra mắt mà theo dự kiến là vào tháng 10/2018. Theo số liệu mà các đơn vị cung cấp, lượng xe của G7 taxi sẽ đạt gần 3.000 xe và gấp 2 lần đơn vị đứng thứ 2 trên thị trường. Con số này sẽ còn tiếp tục tăng khi các đàm phán của G7 taxi với các đối tác khác vẫn đang tiếp tục.
Với lượng khách mà 3 thương hiệu taxi lớn góp vào, G7 taxi sẽ có địa bàn phủ toàn nội thành Hà Nội và không khó để nhìn ra G7 taxi sẽ không khó trở thành lựa chọn duy nhất của đa số người dân thủ đô khi có nhu cầu sử dụng phương tiện taxi truyền thống.
Theo ông Khổng Văn Thắng, Trưởng phòng Truyền thông và Thương hiệu của G7 taxi, thị trường vận tải nói chung và thị trường taxi nói riêng tại Việt Nam vẫn còn rất nhều tiềm năng. Việc G7 taxi chi khoảng 1 triệu USD nhằm thực hiện thay đổi và quảng bá nhận diện thương hiệu nhằm làm đòn bẩy để G7 taxi tự tin cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường. Hiện, có hơn 70 hãng taxi truyền thống với hơn 19.000 đầu xe đang hoạt động tại Hà Nội. Tuy nhiên, hãng taxi lớn nhất tại Hà Nội chỉ có hơn 1.000 đầu xe thấp hơn nhiều so với Grab. Chính vì sự hoạt động nhỏ lẻ, manh mún khiến taxi truyền thống khó cạnh tranh do chưa đủ số lượng xe để phục vụ và đáp ứng nhanh nhất yêu cầu của khách hàng.
Có thể bạn quan tâm
Chuyên gia nói gì về đề kiến nghị taxi công nghệ phải gắn mào?
15:44, 14/08/2018
Vì sao GrabTaxi bị “tuýt còi” tại Khánh Hòa?
05:30, 12/08/2018
Bộ GTVT dừng thí điểm GrabTaxi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
11:15, 09/08/2018
Gắn mào cho “taxi công nghệ” và tư duy làm luật thời 4.0
05:00, 23/07/2018
Taxi công nghệ có cần “mào”?
15:25, 17/07/2018
“Siết hay mở” taxi công nghệ?
11:00, 08/07/2018
Giới taxi tiếp tục “than” điều kiện kinh doanh bất bình đẳng so với Grab
05:15, 04/07/2018
Tự thân phải thay đổi
Bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam từng cho rằng, các doanh nghiệp vận tải taxi truyền thống phải nhìn lại bản chất, phải thay đổi chất lượng dịch vụ chứ không phải chỉ thay đổi công nghệ. Mỗi giai đoạn người tiêu dùng càng đòi hỏi cao hơn, chúng ta phải tự đào thải những gì chưa phù hợp, lạc hậu chứ không chờ người khác đào thải mình.
Còn theo ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, xu thế tích tụ, dựa lại vào nhau là chủ đạo. Đôi khi từ ứng dụng này lại khiến cho quá trình sáp nhập các doanh nghiệp taxi trở lên mạnh mẽ hơn. 77 hội viên của Taxi Hà Nội có thể sẽ chỉ còn 7 hội viên sau sáp nhập.
Việc Grab “được lòng” người dùng là yếu tố quan trọng khiến taxi truyền thống bị “thất sủng”. Việc tác động lên Chính phủ như cách mà các hãng taxi truyền thống đang làm khá phản cảm, vì người tiêu dùng có quyền lựa chọn dịch vụ họ thích, họ quan tâm tới chất lượng phục vụ và giá cả cạnh tranh.
Chỉ bằng tư duy công nghệ mới, doanh nghiệp mới thay đổi cách thức cung cấp dịch vụ, tiết giảm chi phí. Cũng chỉ bằng tư duy công nghệ mới thì các nhà quản lý mới có thể kiểm soát công minh các sự vụ liên quan đến taxi như thời điểm hiện tại hoặc các mô hình kinh doanh tương tự trong tương lai. Các hãng taxi truyền thống vẫn đang loay hoay ứng phó với các mô hình mới, nhiều doanh nghiệp đang cố gắng đầu tư ứng dụng đặt xe trên nền tảng di động để khắc phục sự tụt hậu. Khi đó, tự thân các doanh nghiệp phải thay đổi, nếu không sẽ bị đào thải.