Hiệp hội taxi 3 miền tiếp tục tố cáo Grab hoạt động thiếu kiểm soát, liên tiếp vi phạm pháp luật và có biểu hiện coi thường pháp luật Việt Nam.
Hiệp hội taxi 3 miền Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM vừa gửi một loạt kiến nghị lên 4 bộ gồm Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp.
Theo đó, trong văn bản Bộ GTVT, Hiệp hội taxi 3 miền tiếp tục tố cáo Grab hoạt động thiếu kiểm soát, liên tiếp vi phạm pháp luật và có biểu hiện coi thường pháp luật Việt Nam.
“GrabShare hoạt động tràn lan ở những nơi chưa được phép, có dấu hiệu vi phạm tập trung kinh tế trong phi vụ sáp nhập giữa Grab và Uber, gây rối loạn thị trường, phá vỡ quy hoạch”, văn bản nêu.
Bên cạnh đó, Hiệp hội này cũng than vãn về sự thiếu công bằng giữa điều kiện kinh doanh taxi công nghệ và taxi truyền thống, mong muốn tháo gỡ những rào cản này bằng Nghị định mới thay thế Nghị định 86 đang được Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu xây dựng.
Từ đó, Hiệp hội đề xuất Bộ GTVT có biện pháp phù hợp chấm dứt việc ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh của Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam với các hãng taxi truyền thống trong giai đoạn xây dựng Nghị định 86 mới. Đồng thời, đề nghị Bộ GTVT có hướng dẫn và định danh Grab là loại hình kinh doanh vận tải taxi, chịu khung pháp lý đối với taxi, tiến tới tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh tại Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
13:00, 11/03/2018
09:00, 17/01/2018
05:04, 31/10/2017
05:35, 01/07/2018
15:10, 30/06/2018
05:00, 27/06/2018
15:48, 22/06/2018
Trong khi đó, ở văn bản gửi Bộ Y tế, Hiệp hội taxi 3 miền đề nghị điều chỉnh mục 4 tại Phụ lục 2 mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe tại thông tư liên tịch 24/2015 giữa Bộ Y tế và Bộ Giao thông Vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của lái xe.
Theo Hiệp hội taxi 3 miền, hầu hết đồng hồ do đơn vị trong nước sản xuất đã làm chủ được công nghệ có độ bền chính xác và ổn định cao. Trong khi hoạt động kinh doanh như taxi, Grab hiện tính tiền trên thiết bị Google Maps nhưng không phải kiểm định.
Ngoài ra, Hiệp hội taxi 3 miền cho rằng trong xu thế cạnh tranh hiện nay, đa số hãng taxi và lái xe đều có động thái linh hoạt về giá cước theo hướng thỏa thuận thấp hơn đồng hồ để thu hút khách hàng. Hiệp hội mong Bộ KH&CN sớm thay đổi để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Hiệp hội taxi 3 miền cũng đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ điều chỉnh Khoản 1 Điều 4 Thông tư 23/2013 quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 theo hướng tăng thời hạn kiểm định taximet từ 12 tháng lên 24 tháng.
Lý do được đưa ra là quy định thông thường của Bộ Y tế đều quy định giấy khám sức khỏe có thời hạn 1 năm. Ngoài ra, giấy phép lái xe có thời hạn 10 năm trong khi giấy khám sức khỏe chỉ có thời hạn 6 tháng thì bất hợp lý, gây phiền hà cho doanh nghiệp và người lao động.
Giới taxi cũng chỉ ra rằng quy định này trong thực tế là không khả thi vì đối với các đơn vị có trên 10.000 lao động lái xe thì việc quy định 6 tháng phải khám sức khỏe 1 lần đã khiến các doanh nghiệp rơi vào tình trạng lãng phí thời gian, kinh phí để thực hiện. Chưa kể với lái xe Grab không có quy định này.
Do đó, 3 Hiệp hội này mong Bộ Khoa học và Công nghệ sớm thay đổi để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Còn trong văn bản gửi Bộ TT&TT, các hiệp hội taxi đề nghị điều chỉnh Thông tư 05/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện; cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện; sử dụng chung tần số vô tuyến điện theo hướng cho thời hạn giấy phép từ 24 lên 60 tháng hoặc không thời hạn (thay vì 12 tháng như hiện nay).
Giới taxi cũng đề xuất giảm mức phí thuê xuống 10 triệu đồng/tần số/năm thay vì mức 20 triệu đồng/năm như hiện nay. Các hiệp hội taxi mong muốn thay đổi có thể tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh.
Trước đó, hồi tháng 3/2018. Hiệp hội này cũng đã có văn bản “kêu cứu” gửi Thủ tướng Chính phủ, “tố” những sai phạm trong quản lý Uber, Grab của Bộ Giao thông vận tải và khẳng định Uber, Grab cần được định danh hoạt động như taxi.
Theo văn bản này, nếu tiếp tục cho thử nghiệm mà không sửa Quyết định 24/QĐ-BGTVT về thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng sẽ khiến hệ thống taxi tan rã. Hiện, chỉ riêng TP.HCM đã có 1/2 số đơn vị taxi thành viên tan rã, những đơn vị còn lại đã giảm 30% số xe. Hà Nội cũng đã giảm trên 35% đầu phương tiện taxi.
3 hiệp hội taxi kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT dừng gia tăng số lượng phương tiện đang hoạt động thí điểm vì quá nhiều. Không mở rộng các tỉnh, thành phố ngoài phạm vi thí điểm. Grab, Uber phải là đơn vị kinh doanh vận chuyển hành khách (taxi đặt xe qua mạng), do vậy phải ký hợp đồng trực tiếp với lái xe và chịu trách nhiệm giải quyết mọi phát sinh với khách hàng và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Đồng thời, phải xây dựng bộ nhận diện riêng cho phương tiện thí điểm, các doanh nghiệp này phải đặt máy chủ ở Việt Nam kết nối với cơ quan quản lý nhà nước...
Theo các hiệp hội taxi, Bộ Giao thông vận tải cố tình sai sót không giới hạn số lượng phương tiện tham gia thí điểm, dù UBND thành phố Hà Nội và TP.HCM đã nhiều lần kiến nghị và yêu cầu khống chế số lượng, dẫn tới số lượng xe hợp đồng thí điểm đã tăng chóng mặt, lên con số 60.000 xe.
Được biết, tại Hà Nội, hiện có 19.265 xe taxi và khoảng 30.000 xe hợp đồng hoạt động như taxi, vượt xa so với quy hoạch taxi của thành phố (đến năm 2020 Hà Nội sẽ có 25.000 xe nhưng hiện đã có trên 49.000 xe).
Tương tự, TP.HCM hiện có 11.060 xe taxi và khoảng 33.000 xe hợp đồng hoạt động như taxi (quy hoạch của TP.HCM đến 2020 có 12.700 xe nhưng hiện nay đã trên 44.000 xe).
Theo Hiệp hội taxi 3 miền, theo kế hoạch thí điểm, các phương tiện sẽ được dán logo riêng để phân biệt, nhưng Bộ GTVT lại giao cho Uber, Grab được tự tạo và cấp phát logo. Các doanh nghiệp này không đưa ra quy chuẩn nhận diện khiến thanh tra giao thông không nhận biết được, cơ quan quản lý cũng không nắm được số lượng xe chính thức.
Ngoài ra, tại một số địa phương, dù chưa được cho phép hoạt động như Đà Nẵng, nhưng Uber, Grab vẫn đang hoạt động trái phép.