Người Thái muốn đưa Sabeco trở lại vị thế "rồng vàng"
Sau thương vụ mua lại Sabeco, người Thái đang tìm cách khôi phục lại thương hiệu bia nổi tiếng này.
Cho đến nay, thương vụ M&A lịch sử này đã trải qua 1 năm, song cổ phiếu SAB vẫn còn đang loay hoay để vực dậy thị giá. Theo báo cáo tài chính năm 2018, doanh thu Sabeco đạt 36.034 tỉ đồng (tăng trưởng 4,6%). Song, lợi nhuận ròng lại giảm so với cùng kỳ, chỉ đạt 4.400 tỉ đồng.
Có thể bạn quan tâm
Chuyển động Sabeco
11:00, 04/03/2019
Sabeco toan tính gì sau nhiều thay đổi "bất thường"?
05:30, 24/02/2019
Cục Thuế TP HCM “kêu cứu” vì khoản thuế của Sabeco, Unilever
12:21, 13/01/2019
Lý do dẫn đến lợi nhuận ròng bị co hẹp thì nhiều, song nguyên nhân chính lại xoay quanh việc giá vốn hàng bán tăng mạnh và thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt bị điều chỉnh, theo hướng tăng cao. Theo báo cáo tài chính quý IV/2018, giá vốn hàng bán của Sabeco ghi nhận 27.864 tỉ đồng, tăng hơn 2.537 tỉ đồng (mức tăng 10%). Truy xuất sâu hơn cấu phần doanh thu, chi phí giá vốn bao bì vật tư đã tăng biên độ mạnh, tiệm cận mức 26,6%.
Chỉ tính riêng giá vốn bao bì vật tư, Sabeco đã phải chi hơn 4.851 tỉ đồng cho năm tài chính 2018. Ngoài ra, việc khiến doanh thu bán hàng không tăng trưởng mạnh theo kỳ vọng, có thể vì nguyên nhân thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cho mặt hàng bia đã tăng từ 60% lên 65%, có hiệu lực ngày 1/1/2018. Dù lợi nhuận không tăng mạnh, nhưng việc vượt qua mức doanh thu kỷ lục của năm 2017 có thể tính là thành công của Sabeco.
Thị trường bia được dự báo sẽ tiếp tục có sự cạnh tranh khốc liệt, việc Sabeco có thể tiếp tục vẫy vùng mạnh mẽ hay không sẽ là một sự khảo nghiệm. ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam, bình luận, bán bia ở Việt Nam rất vất vả, phải giỏi mới tồn tại. Những năm 2015-2016 các “câu lạc bộ bia” mọc lên dày đặc thì nay đã đóng cửa gần hết. Chỉ một số thương hiệu lớn như Heineken, Sabeco và Tiger... phát triển tốt, số còn lại khá èo uột.
Nói về thương hiệu hãng bia này, đã có không ít người lo lắng cái tên quen thuộc Sabeco sẽ không còn là “thương hiệu quốc gia”. Dù hiểu theo cách nào thì “thương hiệu quốc gia” có nhất thiết phải là một doanh nghiệp mà Nhà nước giữ tỉ lệ cổ phần khống chế hay không? Câu trả lời chắc chắn là không. Microsoft, Facebook hay BMW hiển nhiên là những tập đoàn tư nhân. Tất nhiên, với những ngành công nghiệp chủ lực của một quốc gia thì Nhà nước luôn có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ. Nhưng chính sách ưu đãi và nắm quyền sở hữu là hai câu chuyện hoàn toàn khác nhau.
Thương hiệu thật sự chỉ tồn tại trong tâm trí khách hàng. Nó được tạo nên bởi chất lượng sản phẩm và giá trị cảm xúc mà sản phẩm đem lại cho người dùng. Người ta thích bia Sài Gòn vì hương vị và tinh thần “Bia Sài Gòn - niềm tự hào của Việt Nam” như slogan với hãng. Có lẽ không mấy ai trong bàn nhậu quan tâm xem Sabeco là doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân, người Việt hay người Thái làm chủ, ít nhất cho đến khi thương vụ Sabeco bị thâu tóm tràn đầy các mặt báo.
Bia Sài Gòn có nhiều chuyện để kể. Nhưng điều người ta tò mò hơn cả, là trong rất nhiều nhãn hiệu của hệ thống Bia Sài Gòn, cái tên Sabeco xuất hiện với tần suất khá nhiều, mà không gắn vào một sản phẩm nào. Nhưng đó lại là điểm nổi bật trong xây dựng và quản lý nhãn hiệu của Bia Sài Gòn. Dù không gắn trực tiếp với sản phẩm nào, song Sabeco được ví như một vị nhạc trưởng, điều tiết nhịp điệu phát triển, mức độ lan tỏa của từng nhãn hiệu ở các thị trường và khách hàng.
Chính vì vậy, thương hiệu Sabeco có sức sống riêng của nó. Với chiến lược marketing và chất lượng hiện tại, Bia Sài Gòn sẽ vẫn là bia của người Việt, một thương hiệu đứng đầu trong ngành bia, dù đứng đằng sau nó là tỷ phú Charoen hay Nhà nước. Thậm chí, cổ phần hóa còn mang đến cơ hội để cái tên Sabeco được biết đến nhiều hơn trên thế giới.