“Mối lương duyên” SMC-NKG
Những giao dịch giữa các thành viên cấp cao của CTCP Đầu tư Thương mại SMC (HoSE: SMC) và CTCP Thép Nam Kim (HoSE: NKG) đang gợi mở một hướng hợp tác lớn hơn.
Tuy nhiên, một thương vụ M&A giữa 2 doanh nghiệp này có diễn ra hay không, đang chờ những cột mốc giao dịch với kết quả phía trước.
Từ dịch chuyển nhân sự …
SMC tiền thân là 1 cửa hàng nhỏ đến xí nghiệp gia công nhỏ, rồi lớn dần và lên sàn niêm yết vào 2006. Đến năm 2017, SMC gắn với tên tuổi Cố Chủ tịch HĐQT Nguyễn Ngọc Anh. Sau khi ông mất, sự dịch chuyển nhân sự đầu tiên của SMC để ứng phó với biến cố lớn về lãnh đạo của Công ty, bắt đầu từ ghế Chủ tịch HĐQT-Tổng giám đốc bị khuyết, và cả vai trò của người kế thừa sự nghiệp mà ông Nguyễn Ngọc Anh để lại.
Cùng với ông Võ Hoàng Vũ nhận vị trí Tổng giám đốc SMC vào 2017, bà Nguyễn Ngọc Ý Nhi và 1 nhân sự khác đã được bổ nhiệm làm thành viên HĐQT SMC. Bà Nhi có kinh nghiệm về tài chính và đã từng kinh qua nhiều tổ chức đầu tư có tiếng trên thị trường như Công ty Chứng khoán Bản Việt. Bà cũng chính là con gái của ông Nguyễn Ngọc Anh.
Đến 2018, tại SMC, bà Nhi còn được bổ nhiệm làm Giám đốc tài chính – một vị trí mà thông thường những lãnh đạo lớn trong 1 tổ chức thường trải qua hoặc phải nắm bắt được.
Có thể bạn quan tâm
NKG vẫn chưa thoát đáy
16:02, 05/07/2019
NKG “phá đáy” vì đâu?
04:10, 09/12/2018
VCSC kỳ vọng giá cổ phiếu NKG sẽ thay đổi
21:56, 09/09/2018
Cổ phiếu NKG giảm tới 71% vì đâu?
04:22, 05/09/2018
Nói như vậy để thấy ông Vũ và bà Nhi có vai trò rất quan trọng. Và điều đó, cũng có ý nghĩa như thế nào khi ông Vũ và bà Nhi được bầu bổ sung làm Thành viên HĐQT NKG trong kỳ họp ĐHCĐ NKG vào tháng 6 vừa qua.
20,35% là tỷ lệ cổ phần mà nhóm những người liên quan của CTCP Đầu tư Thương mại SMC dự kiến sẽ nắm giữ tại CTCP Tháp Nam Kim.
Không phải không có lý khi có giả thiết đặt ra việc ông Vũ thôi chức Tổng Giám đốc SMC và được bổ nhiệm tạm thời làm Thành viên HĐQT SMC, dường như cũng để chuẩn bị thực hiện thêm nhiều vai trò khác trong chiến lược của SMC? Lưu ý, ông Vũ – luôn đi cùng bà Nhi trong những “đường” dịch chuyển nhân sự của SMC và các đối tác – đích nhắm mà SMC đang quản lý hoặc hướng đến. NKG hẳn nhiên không nằm ngoài đích nhắm ấy.
… đến giao dịch quy mô lớn
Tại thời điểm được bầu bổ sung vào HĐQT NKG, ông Vũ và bà Nhi không trực tiếp nắm bất kỳ cổ phần nào của NKG. Tuy nhiên, SMC sở hữu 1,54% cổ phần NGK. Đáng nói hơn là CTCP Quản lý Quỹ họ KIM lại cũng đang nắm 7,11% cổ phần NGK.
Hiện tại, ông Vũ đang ký mua 15 triệu cổ phần NKG, tương đương 8,24%, trong thời gian từ ngày 08/07-06/08/2019. Cùng với đó, SMC do bà Nhi đứng tên thực hiện cũng đăng ký giao dịch mua 6,3 triệu cổ phần NKG từ 9/7-7/8/2019 nhằm nâng tỷ lệ sở hữu của SMC tại NKG từ 1,54% lên 5%.
Nếu không tách giao dịch cá nhân và tổ chức, đồng thời nếu giao dịch đăng ký thực hiện thành công, “nhóm SMC” sẽ nắm tới 20,35% cổ phần NGK.
Tuy nhiên, số lượng cổ phần NKG mà nhóm SMC dự kiến nắm giữ vẫn sẽ chưa thể vượt qua số lượng cổ phần mà nhóm ông Hồ Minh Quang- Chủ tịch kiêm TGĐ NKG đang nắm giữ tại NKG (ông Quang nắm giữ 10,34%; Công ty P&Q do ông Quang sở hữu chi phối nắm giữ 14,21% NKG – ngoài ra là những người có liên quan).
Dù vậy, còn có thêm nhiều cơ sở khác củng cố giả định rằng, SMC và NKG sẽ còn bước cùng nhau xa hơn một hợp tác đầu tư tài chính, bởi trong chiến lược của NKG, để thay đổi thực trạng kinh doanh đầy khó khăn hiện tại, doanh nghiệp này sẽ chuyển nhượng một nhà máy và và một mảnh đất. Cùng với đó, NKG sẽ phát hành 30 triệu cổ phiếu tăng vốn với tiêu chí chọn đối tác phát hành khá phù hợp với SMC.
Trong khi đó, NKG vừa có thị trường nội địa lẫn xuất khẩu, cần có một hướng đi mới hóa giải các thách thức hiện nay, kể cả chấp nhận chia sẻ quyền sở hữu, kiểm soát doanh nghiệp. Rõ ràng SMC với 90% doanh thu có được với gần 1,14 triệu tấn thép được tiêu thụ nội địa– là đáp án hướng đến “cặp đôi” hoàn hảo với NKG.
Nếu SMC “kết duyên” với NKG, có thể tạo ra một doanh nghiệp quy mô lớn hơn và đặc biệt có giá trị đầu-cuối, đưa sản phẩm từ nhà máy của NKG đi vào phân khúc thị trường chế biến- gia công thành phẩm thép theo yêu cầu riêng của từng đơn hàng mà các doanh nghiệp thép lớn vẫn bỏ qua và SMC đang phát triển tốt.
Trên thị trường, SMC và NKG là hai cổ phiếu vừa và nhỏ, không có sức ảnh hưởng lớn. Dù vậy, sự thay đổi trong kinh doanh và biến động của ngành thép nói chung vẫn phản ánh vào kết quả kinh doanh của 2 cổ phiếu này. Sự ít biến động về giá cổ phiếu – tương đồng hoạt động kinh doanh của SMC và sự “lên đỉnh xuống đáy” của NKG với kết thua lỗ khá đậm. Chốt phiên giao dịch ngày 9/7, SMC đóng cửa tại 15.800đ/cp, NKG đóng cửa tại 6.340đ/cp.
Thách thức ngành thép Việt Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, hầu hết các loại nguyên liệu đầu vào cho sản xuất các sản phẩm thép của doanh nghiệp Việt phải nhập khẩu với số lượng rất lớn (90% quặng sắt, 100% than mỡ, 70% thép phế, 100% điện cực graphit). Bởi vậy, khá nhiều doanh nghiệp thép Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn từ chính sách áp thuế 456,23% giá trị sản phẩm thép chống gỉ và thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ, với nguyên liệu sử dụng được nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan. Những doanh nghiệp nào chưa xuất khẩu các loại thép nói trên sang Mỹ, tác động của cơn địa chấn thuế nói trên chưa làm rung chuyển hoạt động. Nhưng ngay cả như vậy thì về xa hơn, bài toán giảm thiểu rủi ro từ tác động chính sách thương mại vẫn là yếu tố các doanh nghiệp chưa xuất khẩu cần tính đến, khi thị trường nội địa sẽ chịu áp lực cạnh tranh lớn hơn với thép nhập khẩu đổ bộ và các nhà sản xuất cùng ngành “trở về sân nhà” để khai thác, tránh thuế. Trong khi thị trường xuất khẩu khựng lại, dù thị trường trong nước vẫn ứ cung, thị trường nói chung vẫn được đánh giá đầy triển vọng khi WB cho rằng Việt Nam vẫn đang là quốc gia có nhu cầu lớn về đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật. Nhu cầu đầu tư hạ tầng cơ sở, nhà ở cũng đã và đang còn nhiều dư địa – hứa hẹn tăng trưởng vật liệu xây dựng nói chung qua các công trình thương mại và dân dụng. |