Sau khi đạt đỉnh hồi tháng 1/2018, cổ phiếu NKG liên tục lao dốc, thậm chí có thời đểm chỉ còn 6.000 đồng/cổ phiếu. Hiện tại, cổ phiếu NKG vẫn đang trong giai đoạn lình xình quanh vùng đáy.
Sau 2 quý thua lỗ (quý 4/2018 lỗ 173 tỷ và quý 1/2019 lỗ 102 tỷ đồng), Thép Nam Kim ước đạt 120 tỷ đồng trong quý 2/2019, lũy kế nửa đầu năm lãi ròng xấp xỉ 20 - 25 tỷ đồng.
Trong bối cảnh giá thép cán nóng (HRC) trung bình quý này không cao hơn nhiều so với quý đầu năm (557 USD/tấn so với 548 USD/tấn), mức lợi nhuận trên có được nhờ 2 khoản chuyển nhượng nhà máy Nam Kim 1 và phần vốn góp trong liên doanh Nam Kim Corea. Ngoài ra, lãi ròng cải thiện một phần do tiết giảm mạnh chi phí lãi vay nhờ giảm nợ ngắn hạn, theo đó nhiều khả năng hoạt động kinh doanh cốt lõi trong của NKG chưa thực sự hồi phục, Chứng khoán Rồng Việt nhận định trong báo cáo mới đây.
Tương tự các doanh nghiệp ngành thép khác, NKG bên cạnh việc đối mặt với những diễn biến khó lường của giá thép cũng như tình hình cung cầu không khả quan, Công ty hiện cũng mang rủi ro quản trị khi quy mô không lớn, sức khỏe tài chính không ổn định và giao dịch nhiều với các bên liên quan.
Chưa kể, vấp phải cạnh tranh gay gắt, thị phần NKG suy giảm trong thời gian gần đây, tính đến quý 3/2018 Công ty đã đánh mất vị trí thứ 2 về thị phần cho Tôn Đông Á. Dài hạn hơn, áp lực cạnh tranh dự báo ngày càng lớn trước kế hoạch tham gia cạnh tranh tại thị trường tôn mạ trong nước của Tập đoàn Hòa Phát (HPG).
Trong năm 2019, tại Đại hội cổ đông thường niên 2019 được tổ chức mới đây, Ban lãnh đạo NKG đã đặt kế hoạch doanh thu 2019 đạt 15.500 tỉ đồng, tăng 5% so với 2018; lãi ròng 295 tỉ đồng và gấp 5 lần 2018.
Sự đột biến này bao gồm cả lãi bất thường dự kiến từ thoái vốn khỏi ba tài sản đó dự án Nam Kim Corea tại tỉnh Bình Dương, nhà máy sản xuất Nam Kim 1 tại Bình Dương và dự án nhà máy Nam Kim 5 tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thép Nam Kim dự kiến thu về 850 tỉ đồng từ việc thoái vốn này để giảm các khoản vay trung hạn và chi phí tài chính. Kế hoạch này được đặt ra ngay cả khi Thép Nam Kim đã đi hết quý 1 với số lỗ trên 101 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, sau khi đạt đỉnh hồi tháng 1/2018, cổ phiếu NKG liên tục lao dốc, thậm chí có thời đểm chỉ còn 6.000 đồng/cổ phiếu. Hiện tại, cổ phiếu NKG vẫn đang trong giai đoạn lình xình quanh vùng đáy. Kết thúc phiên giao dịch ngày 03/07, thị giá NKG dừng ở mức 6.150 đồng/cổ phiếu, giảm 80% so với vùng đỉnh.
Về kế hoạch kinh doanh năm 2019, Thép Nam Kim chủ trương chuyển nhượng hàng loạt dự án như Nam Kim Corea, KCN Vsip II – A, một số nhà máy sản xuất mạ, nhà máy Nam Kim 1 qua đó dự thu khoảng 850 tỷ đồng nhằm giảm dư nợ trung hạn. Thép Nam Kim kỳ vọng doanh thu 2019 tăng 5% lên mức 15.500 tỷ đồng và ước lãi 295 tỷ đồng chủ yếu từ bán dự án.
Có thể bạn quan tâm
05:00, 23/05/2019
05:00, 13/05/2019
17:00, 03/05/2019
05:36, 16/04/2018
Khó khăn bủa vây, giới phân tích đồng loạt đánh giá khó khăn với NKG còn rất nhiều. NKG không đặt tăng trưởng sản lượng cao mặc dù trong tháng 4/2019 doanh nghiệp đưa dây chuyền mạ mới công suất 350.000 tấn/năm đi vào hoạt động. Trong cơ cấu tiêu thụ, NKG tăng tỷ trọng sản lượng tiêu thụ nội địa và đặt mục tiêu thấp hơn cho thị trường xuất khẩu và hoạt động bán thép thương mại. VDSC cho rằng việc NKG đặt kế hoạch tăng trưởng xuất khẩu âm tương đối đáng lo ngại, khi hoạt động xuất khẩu gần đây chiếm xấp xỉ một nửa sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp.
Mặt khác, Bộ Công thương vừa ra quyết định áp thuế Chống bán phá giá lên tôn mạ màu nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Lượng nhập khẩu vào Việt Nam ước tính ở mức 200.000 tấn trong năm 2018, riêng NKG tiêu thụ hơn 80.000 tấn tôn màu, trong đó 50.000 tấn bán tại thị trường nội địa. Như vậy, đây sẽ là điểm sáng cho tốc độ tiêu thụ tôn mạ màu và tôn mạ nói chung của Nam Kim tại thị trường nội địa.