Doanh nghiệp ứng phó thế nào khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị xáo trộn?

Khắc Lãng 08/04/2020 14:48

Tác động đại dịch COVID -19 khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị xáo trộn. Doanh nghiệp Việt Nam phản ứng thế nào với ảnh hưởng này là vấn đề được đặt ra trong khảo sát của CEL mới được công bố?

Khảo sát của Công ty CEL (Công ty tư vấn chuyên về quản trị cung ứng tại các thị trường kinh tế phát triển) thực hiện vào cuối tháng 3 cho rằng, trước ảnh hưởng của đại dịch, các dòng hàng hóa xuất nhập khẩu trên toàn cầu bị chậm lại do bị ách tắc ở mọi khâu.

p/Khối lượng hàng hóa vận chuyển của các công ty logistic Việt Nam giảm từ 25% đến 70%.

Khối lượng hàng hóa vận chuyển của các công ty logistic Việt Nam giảm từ 25% đến 70%.

Nhu cầu thị trường giảm

Tại Việt Nam, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, 83% số công ty trong chuỗi giá trị hữu hình (nhà bán lẻ, vận chuyển, thương nhân, nhà sản xuất) đã gặp phải vấn đề về nguồn cung cấp vật liệu trong hai tháng vừa qua. 47% trong số họ gặp khó khăn với nguồn cung từ phía Trung Quốc và phần lớn thiếu hụt nguyên liệu thô.

Trong khi đó, theo CEL, nhu cầu tại Việt Nam thời gian qua tăng cao với một số mặt hàng thiết yếu: thực phẩm đóng gói tăng 26%, ngành sữa tăng 10%, sản phẩm chăm sóc cá nhân tăng 29%... Đặc biệt, giỏ mua hàng của người tiêu dùng đã lớn hơn nhằm tích trữ và giảm tần suất đi đến siêu thị, các cửa hàng.

Song đến thời điểm hiện tại, lượng đơn đặt hàng đang ở mức thấp nhất, đặc biệt mức bán hàng trong lĩnh vực đồ uống nhanh, thời trang, điện tử, xe cộ, nông nghiệp, đồ nội thất, giày dép và nhiều loại khác đã bắt đầu biến mất trong phạm vi địa phương và cả toàn cầu.

“Điều thiếu vắng nhất giờ đây chính là người tiêu dùng, nhu cầu thị trên thị trường”, CEL nhấn mạnh. Chính điều này khiến hàng ngàn doanh nghiệp có lợi nhuận âm. Các công ty phụ thuộc xuất khẩu các đơn đặt hàng bị hủy mỗi ngày, đặc biệt là các đơn hàng từ Châu Âu và Hoa Kỳ.

Khi cách ly xã hội trở thành một thực tế cấp bách hơn, người tiêu dùng thành thị tìm kiếm các lựa chọn mua sắm thuận tiện và an toàn thông qua thương mại điện tử.

Doanh nghiệp buộc phải đổi mới

Theo quan điểm của CEL, Châu Âu vẫn sẽ đối mặt với việc phong tỏa ít nhất cho đến tháng 6 - 7 năm 2020. Trong khi, Hoa Kỳ sẽ chịu áp lực lớn trong ít nhất trong 2 quý tới. Các chuyên gia và nhà kinh tế lo ngại về một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế thế giới sẽ đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong những tháng tới.

Ông Julien Brun, Quản lý đối tác của CEL chia sẻ, thực tế hiện nay, các đơn đặt hàng đang bị hủy từ cửa hàng tạp hóa ở Tây Ban Nha cho tới thương nhân rượu vang đỏ ở Mỹ, từ thương hiệu thời trang ở Ý đến nhà sản xuất hàng may mặc tại Việt Nam, từ chuỗi bán lẻ ở Mỹ đến nhà máy giày ở Ấn Độ, từ thương nhân cà phê ở Anh đến hợp tác xã nông nghiệp ở Ethiopia. Chúng ta hiện đang rơi vào một cuộc khủng hoảng nhu cầu tiêu dùng.

Có thể bạn quan tâm

  • Chuỗi cung ứng Việt Nam phản ứng thế nào trước đại dịch Covid-19?

    Chuỗi cung ứng Việt Nam phản ứng thế nào trước đại dịch Covid-19?

    03:18, 07/04/2020

  • COVID-19 sẽ định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?

    COVID-19 sẽ định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?

    19:29, 28/03/2020

  • Linh kiện nhựa ô tô nhà máy THACO tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

    Linh kiện nhựa ô tô nhà máy THACO tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

    21:34, 23/03/2020

  • Việt Nam thay Trung Quốc trong chuỗi cung ứng?

    Việt Nam thay Trung Quốc trong chuỗi cung ứng?

    15:37, 11/03/2020

  • Đồng bằng sông Cửu Long đủ gạo cung ứng cho cả nước và xuất khẩu

    Đồng bằng sông Cửu Long đủ gạo cung ứng cho cả nước và xuất khẩu

    06:49, 09/03/2020

Theo kết quả khảo sát của CEL, 80% doanh nghiệp đã hoặc đang xem xét triển khai các chương trình khuyến mãi đặc biệt để đảm bảo doanh số tối thiểu và 60%. “Đây là giai đoạn mà các công ty cần phải đổi mới và tự sắp xếp lại với lượng nhu cầu mới, khuôn mẫu và xu hướng mới. Các doanh nghiệp không thể thích nghi đủ nhanh sẽ bị loại khỏi cuộc chơi”, ông Julien Brun, Quản lý đối tác của CEL chia sẻ.

Nền kinh tế toàn cầu và chuỗi cung ứng toàn cầu chắc chắn sẽ có sự chuyển biến đáng kể sau đại dịch. CEL chỉ rõ, các thị trường trưởng thành sẽ phát triển tính tự chủ với các chuỗi cung ứng được địa phương hóa và tái thiết lập, từ đó làm giảm sự phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu. Người tiêu dùng sẽ ưu tiên cao hơn cho các sản phẩm địa phương thay vì hàng nhập khẩu, cũng vì lý do môi trường. Kiểm soát chất lượng chặt chẽ hơn sẽ được yêu cầu sớm hơn trong các chuỗi...

Khắc Lãng