Doanh nghiệp cần chú trọng công tác kiểm soát nội bộ

Tuấn Vỹ 17/06/2020 12:42

Nhờ có cơ chế kiểm soát nội bộ, lãnh đạo doanh nghiệp dễ dàng nhận biết được những thiếu sót, lỗ hổng trong hệ thống tổ chức để điều chỉnh, phòng ngừa rủi ro,…

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP Việt Nam), Đại sứ quán Anh tại Hà Nội tổ chức Khóa đào tạo “Hướng dẫn Áp dụng Cơ chế kiểm soát nội bộ và Bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh” nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản trị công ty.

Khóa đào tạo “Hướng dẫn Áp dụng Cơ chế kiểm soát nội bộ và Bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh” nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản trị công ty.

Khóa đào tạo “Hướng dẫn Áp dụng Cơ chế kiểm soát nội bộ và Bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh” nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản trị công ty.

Theo bà Đinh Thị Bích Xuân - Phó Giám đốc Văn phòng Phát triển bền vững, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để triển khai thành công cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp thì sự cam kết, quyết tâm cao của ban lãnh đạo doanh nghiệp cùng với sự tham gia tích cực của các cấp quản lý, cán bộ chuyên trách và toàn thể cán bộ nhân viên là yếu tố then chốt.

“Thông qua các yếu tố then chốt, các doanh nghiệp có thể vận hành một cách thích nghi nhạy bén hơn, tăng sự uy tín trong nội bộ doanh nghiệp, tiết giảm các chi phí không đáng có. Bên cạnh đó cũng sẽ tạo môi trường kinh danh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.” Bà Xuân nói.

Bà Đinh Thị Bích Xuân - Phó Giám đốc Văn phòng Phát triển bền vững, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng việc tăng công tác kiểm soát nội bộ sẽ tăng sự uy tín trong nội bộ doanh nghiệp, tiết giảm các chi phí không đáng có.

Bà Đinh Thị Bích Xuân - Phó Giám đốc Văn phòng Phát triển bền vững, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng việc tăng công tác kiểm soát nội bộ sẽ tăng sự uy tín trong nội bộ doanh nghiệp, tiết giảm các chi phí không đáng có.

Bà Đỗ Thúy Vân – Cán bộ chương trình của Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) cho biết khảo sát của UNDP cho thấy trở ngại lớn nhất của doanh nghiệp trong kinh doanh chính là tham nhũng. Tham nhũng gây gia tăng chi phí cho donah nghiệp, làm biến dang môi trường kinh doanh,…

“Tại Việt Nam, Luật tham nhũng đã được Quốc hội thông qua và thực hiện nghiêm túc trong nhiều năm qua, tuy nhiên, theo kết quả khảo sát tại chương trình chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2019 (PCI 2019), vẫn có hơn 50% doanh nghiệp cho biết phải chi những chi phí không chính thức để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.” Bà Vân cho biết.

Bà Đỗ Thúy Vân – Cán bộ chương trình của Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) cho biết khảo sát của UNDP cho thấy trở ngại lớn nhất của doanh nghiệp trong kinh doanh chính là tham nhũng

Bà Đỗ Thúy Vân – Cán bộ chương trình của Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) cho biết khảo sát của UNDP cho thấy trở ngại lớn nhất của doanh nghiệp trong kinh doanh chính là tham nhũng

Theo bà Vân, việc thực hiện các biện pháp phòng chống tham nhũng sẽ giúp tăng uy tín cho khách hàng, nhân viên của công ty; giúp giảm rủi ro pháp lý, tranh chấp thương mại và tạo thêm nhiều cơ hội để tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các điểm chính của hệ thống kiểm soát nội bộ: có giám sát trong nội bộ, hệ thống cung cấp thông tin minh bạch, hệ thống truyền thông, hệ thông giám sát tài chính, các thông tin trong công ty phải minh bạch. Đó là yếu tố then chốt để đảm bảo cho cơ chế kiểm soát nội bộ minh bạch trong công ty

Bà Vân lấy ví dụ trong việc phê chuẩn EVFTA, cơ chế kiểm soát nội bộ xây dựng trong doanh nghiệp đảm bảo quản trị công ty minh bạch thì càng cần thiết hơn. Khi chúng ta bước vào “sân chơi” chung của EU thì các doanh nghiệp Việt Nam phải đạt chuẩn doanh nghiệp quốc tế trong việc quản trị công ty theo nguyên tắc minh bạch.

“Việc tuân thủ cơ chế kiểm soát nội bộ cũng như quản trị công ty một cách minh bạch sẽ đảm bảo cho công ty có rất nhiều lợi ích. Đơn cử như doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là là doanh nghiệp tại Liên minh Châu Âu rất coi trọng việc quản trị công ty minh bạch, họ không bao giờ chấp nhận có tham nhũng xảy ra trong công ty cũng như phải trả những chi phí không chính thức như một số trường hợp tại Việt Nam hiện nay.” Bà Đỗ Thúy Vân nói tại chương trình.

Hiện nay, việc nâng tầm doanh nghiệp Việt Nam lên ở mức liêm chính sẽ làm cho các doanh nghiệp Châu Âu họ tin tưởng mình và sẽ có hợp tác cùng mình, doanh nghiệp Việt có thể có cơ hội lớn hơn tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, mình sẽ được nhiều lợi ích kinh tế, mà lợi ích đó rất bền vững chứ không phải chỉ lợi ích trước mắt.

Yếu tố quan trọng nhất trong việc thực hiện kiểm soát nội bộ có hiệu quả đó là việc giám sát, cung cấp thông tin, báo cáo về hành vi tham những trong công ty cũng như các nhân viên trong công ty tuân thủ chặt chẽ các quy định công ty đề ra.

Chương trình đào tạo do các chuyên gia đến từ Công ty Deloitte Việt Nam và Học viện Tài chính thực hiện. Khóa đào tạo có sự tham dự của Đại diện Đại sứ quán Anh tại Hà Nội, Đại diện UNDP Việt Nam, Đại diện VCCI, các đại biểu là lãnh đạo doanh nghiệp, quản lý cấp trung chuyên trách pháp chế, và các cán bộ nhân sự, kiểm soát rủi ro/kiểm soát nội bộ, kế toán-tài chính…của các doanh nghiệp.

Khóa đào tạo “Hướng dẫn Áp dụng Hệ thống kiểm soát nội bộ và Bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh” là một trong những hoạt động thuộc “Sáng kiến Liêm chính giữa Doanh nghiệp và Chính phủ - GBII” do VCCI thực hiện trong khuôn khổ Dự án vùng “Thúc đẩy Môi trường Kinh doanh Công bằng ở ASEAN” của UNDP do Quỹ Thịnh Vượng Vương quốc Anh tài trợ nhằm hỗ trợ xây dựng cơ chế minh bạch trong cả khu vực công và khu vực tư, tăng cường nhà nước pháp quyền và phòng chống tham nhũng và xây dựng các điển hình doanh nghiệp có trách nhiệm.

Đây là dự án đầu tiên được tài trợ bởi Quỹ Thịnh vượng Vương Quốc Anh cho khu vực Đông Nam Á thuộc Chương trình cải cách kinh tế, do UNDP hợp tác với Chính phủ Anh thực hiện từ năm 2018 – 2021.

Thông qua khóa đào tạo, công tác phổ biến sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận và thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đầy đủ yêu cầu quy định của Luật Phòng, Chống tham nhũng (2018).

Trong thời gian vừa qua, UNDP đã phối hợp chặt chẽ với VCCI xây dựng Cẩm nang hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh, sử dụng Cẩm nang để tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho hơn 150 doanh nghiệp về cách thức xây dựng và triển khai cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh.

Nhờ có cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp dễ dàng nhận biết được những thiếu sót, lỗ hổng trong hệ thống tổ chức để từ đó đưa ra các biện pháp kịp thời điều chỉnh, phòng ngừa rủi ro, đồng thời giúp nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra các quyết định quản trị phù hợp và góp phần xây dựng danh tiếng, thương hiệu cho doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

  • VCCI kiến nghị đơn giản hóa thủ tục kiểm soát hải quan

    VCCI kiến nghị đơn giản hóa thủ tục kiểm soát hải quan

    04:00, 29/05/2020

  • VCCI ký thoả thuận hợp tác với VARSI

    VCCI ký thoả thuận hợp tác với VARSI

    18:50, 01/06/2020

  • VCCI đề nghị đơn giản hóa thủ tục đăng ký thuế

    VCCI đề nghị đơn giản hóa thủ tục đăng ký thuế

    04:00, 09/05/2020

  • TS Vũ Tiến Lộc gửi thư tới doanh nghiệp hội viên nhân kỷ niệm 57 năm ngày thành lập VCCI

    TS Vũ Tiến Lộc gửi thư tới doanh nghiệp hội viên nhân kỷ niệm 57 năm ngày thành lập VCCI

    13:47, 27/04/2020

Tuấn Vỹ