ASEAN BIS 2020: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp ASEAN sẽ là tất yếu?
Đại dịch COVID-19 đang khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng nặng nề. Nhưng chính đại dịch cũng là cơ hội giúp doanh nghiệp xác định chuyển đổi số là một trong những chiến lược bứt phá.
Nhân loại đang được chứng kiến sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, sự phát triển này đã mở ra một thời kỳ phát triển mới-thời đại số. Thời đại này, hứa hẹn sẽ mang lại những thay đổi, chuyển biến sâu rộng chưa từng có trên mọi lĩnh vực của đời sống và ở mọi nơi trên thế giới.
Khó khăn có tạo ra cơ hội?
Có thể nói, đại dịch đã đẩy nhanh chiến lược số hóa của ASEAN từ việc “có là tốt” sang việc “phải có”, và các doanh nghiệp - đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) – phải chuyển mình để theo kịp.
Quá trình chuyển đổi số đem lại kỳ vọng cho các doanh nghiệp trong việc giảm chi phí, kiểm soát rủi ro, nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả kinh doanh và tiếp cận khách hàng dễ dàng, rộng rãi, nhanh chóng hơn.
Thời điểm này, đang có rất nhiều các cơ hội kinh doanh và những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chưa từng có, chẳng hạn như thương mại trên mạng xã hội (Social Commerce), thương mại phát trực tuyến, làm việc từ xa...
Điều này không chỉ thay đổi về đối tượng kinh doanh mà đến cả phương thức và cách thức tổ chức kinh doanh cũng đã thay đổi, đặc biệt ở hai mảng quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp.
Trước khi đại dịch xảy ra, ASEAN đang tồn tại những “khoảng cách kỹ thuật số” đáng kể so với thế giới. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế thế giới - OECD lưu ý rằng mức sử dụng Internet giữa các thành viên thấp hơn 30% so với mức trung bình của OECD .
Mặc dù, các chính phủ ASEAN đã nhanh chóng thực hiện các hành động nhằm thu hẹp khoảng cách này. Ví dụ, Singapore gần đây đã ký “hiệp ước kinh tế kỹ thuật số” với Úc, Chile, Hàn Quốc và New Zealand, điều này sẽ cho phép số hóa các quy trình thương mại và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thương mại xuyên biên giới.
Trong khi, Trung Quốc cũng có kế hoạch đầu tư hơn 3,5 tỷ USD để xây dựng Trung tâm Thương mại Kỹ thuật số Trung Quốc - ASEAN nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế kỹ thuật số lớn hơn.
Chuyển đổi số của ASEAN sẽ là tất yếu?
Nhiều dự báo cho rằng, 5-10 năm tới là giai đoạn rất quan trọng của quá trình chuyển đổi số và chỉ từ 2-3 năm tới, sự phổ cập công nghệ 5G sẽ tạo thêm những đột phá rất sâu rộng về quy mô và tốc độ của thông tin, xu thế toàn cầu hoá, tương quan sức mạnh và quan hệ giữa các quốc gia.
Theo một nghiên cứu của Google, Temasek và Bain & Company đưa ra quy mô nền kinh tế số của ASEAN là 100 tỷ USD vào năm 2019 và dự đoán sẽ tăng gấp ba vào năm 2025.
Năm ngoái, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) dự báo đến năm 2022, kinh tế số sẽ chiếm 60% GDP của thế giới. Ở khu vực ASEAN, mặc dù kinh tế số mới chỉ chiếm 7% GDP của cả khu vực, song được dự báo sẽ đóng góp thêm 1 nghìn tỷ USD cho kinh tế thế giới trong vòng một thập kỷ tới.
Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh về Kinh doanh và Đầu tư – ASEAN BIS 2020 ngày 13/11, Ông Robert E Moritz, Chủ tịch Pricewaterhouse Cooper International Limited cho rằng, ASEAN cần phải đẩy nhanh vào việc chuyển đổi số trong khu vực để đảm bảo phát triển bền vững cũng như mục tiêu tăng trưởng thiên niên kỷ. Đây là quá trình tăng trưởng nhanh.
ASEAN có thể đạt được 400 triệu người sử dụng internet trong khu vực, và đây là cơ hội mang lại việc làm, đem đến cơ hội cho các nhà đầu tư, đối tác kinh doanh, nhà cung cấp, nhà đầu tư, doanh nghiệp, liên chính phủ.
Và trong đó, công nghệ có vai trò tiên phong không chỉ trong khu vực ASEAN trong quá trình tăng trưởng mà sẽ còn mang lại sự tăng trưởng bền vững.
Đồng thời ông cũng cho rằng, ASEAN cần có một cơ sở hạ tầng đúng, có sự kết nối, cung cấp công cụ, kỹ năng, tiếp cận dữ liệu, để đổi mới sáng tạo, mở rộng những hoạt động sáng tạo.
Bên cạnh đó, ông đưa ra khuyến nghị, các chính phủ, doanh nghiệp, lãnh đạo cộng đồng cần ngồi lại với nhau, cấp bách đưa ra điều kiện đúng đắn cho doanh nghiệp phát triển mang lại lợi ích cho người dân, để ASEAN đạt được vị trí mong muốn trong thời gian tới.
Có thể nói, chuyển đổi số sẽ là xu hướng phát triển tất yếu và bắt buộc của ASEAN trong thời gian tới nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.
Có thể bạn quan tâm
ASEAN BIS 2020: ASEAN tự cường, phát triển bền vững và bao trùm
16:00, 13/11/2020
[TRỰC TIẾP] ASEAN BIS 2020: “ASEAN số: Bền vững và bao trùm” (P 2)
14:03, 13/11/2020
ASEAN BIS 2020: Công nghệ và tương lai việc làm tại ASEAN
14:00, 13/11/2020
ASEAN BIS 2020: Tương lai định hướng đầu tư môi trường, xã hội và quản trị
10:15, 13/11/2020
ASEAN BIS 2020: Triển vọng kinh tế ASEAN
09:17, 13/11/2020