Tăng trưởng kinh tế bền vững và bao trùm đã và đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi đại dịch. Các nước, các doanh nghiệp trong ASEAN sẽ làm gì?
Người dân và các nền kinh tế ASEAN đã và đang chịu ảnh hưởng sâu sắc bới tác động của Covid 19. Đại dịch đã phá vỡ nền kinh tế toàn cầu, làm tê liệt sản xuất và đẩy việc kinh doanh đến bờ vực với nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản. Đại dịch đã khiến chúng ta phải dừng lại và suy nghĩ lại về các mô hình kinh doanh, các quan hệ xã hội cũng như xem xét lại định hướng tương lai việc làm. Khu vực kinh doanh với sự năng động, sáng tạo, đổi mới và sự say mê của mình sẽ là động lực chính trong việc xác định các biện pháp và các bước đi để phục hồi kinh tế và đảm bảo khả năng tự cường ở tất cả các nền kinh tế của chúng ta.
Tăng trưởng kinh tế bền vững và bao trùm đã và đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi đại dịch. Chuỗi cung ứng đã bị gián đoạn nghiêm trọng cho thấy nhu cầu về nền kinh tế mạnh hơn, linh hoạt hơn. Tác động đối với ngành nông nghiệp, một ngành kinh tế mũi nhọn của ASEAN, đã làm nổi bật mối quan tâm về an ninh lương thực và việc làm cho hàng triệu người dân trong khu vực. Khi các hoạt động kinh doanh được nối lại, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp cân bằng các ưu tiên trước mắ để có thể thích nghi và chuyển đổi nhằm hướng tới một tương lai phát triển bền vững và toàn diện.
ASEAN BIS 2020 với chủ đề “ASEAN số: Bền vững và Bao trùm” và nội dung phiên 4: ASEAN tự cường, tăng trưởng bền vững và bao trùm, các chuyên gia, diễn giả sẽ cùng các doanh nghiệp trả lời một số câu hỏi:
Làm thế nào để việc kinh doanh có thể đạt lợi nhuận và bền vững trong giai đoạn thử thách này? Các nước ASEAN sẽ đưa ra những phương án nào để bảo đảm cho ngành nông nghiệp, vốn là nền kinh tế mũi nhọn nhằm đảm bảo thu thập mà an ninh lương thực? Doanh nghiệp sẽ đóng vai trò như thế nào trong công cuộc duy trì sự thịnh vượng chung?
THÁCH THỨC HIỆN NAY LÀ DẬP DỊCH BỆNH COVID-19
Phát biểu mở đầu phiên thảo luận về ASEAN tự cường, phát triển bền vững và bao trùm của ông Charles Michel, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, thủ tướng Chính phủ của Vương quốc Bỉ nhấn mạnh trong những năm qua, EU luôn là đối tác đầu tư lớn của khu vực Asean.
“Trong nhiều năm, EU là đối tác quan trọng hàng đầu của ASEAN, nhất là trên lĩnh vực kinh tế và hợp tác phát triển. EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của ASEAN với tổng thương mại hai chiều năm 2019 đạt 280 tỉ USD và là nguồn đầu tư nước ngoài lớn thứ 3 của ASEAN với tổng FDI năm 2019 đạt 16,2 tỉ USD”, ông Charles Michel nhấn mạnh.
Chúng ta đã hợp tác hiệu quả trên các lĩnh vực cùng quan tâm và có thế mạnh, trong đó có kinh tế - thương mại, kết nối, giao thông, chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng, an ninh biển, y tế,…
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp thì việc ASEAN và các nước EU tiếp tục phối hợp chặt chẽ hỗ trợ nâng cao năng lực, ứng phó đại dịch COVID-19 và thúc đẩy phục hồi nền kinh tế tại các quốc gia trong khu vực. “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU có hiệu lực từ tháng 8 cũng là một trong những cầu nối giúp thúc đẩy quá trình hợp tác giữa hai bên”, ông Charles Michel nhấn mạnh.
Nhìn lại bối cảnh hiện tại, ông Charles Michel cho rằng thách thức lớn nhất ở thời điểm hiện tại chính là việc tìm ra vắc xin cho đại dịch COVID.
"Hiện nay, EU đang dẫn đầu những nỗ lực đa trong việc tiếp cận với vacxin phòng chống COVID-19. Chúng tôi cũng sẽ sẽ tiếp tục đóng góp nguồn lực, tài chính để hỗ trợ các vấn đề y tế… tại các nước ASEAN”, ông Charles Michel nói.
Cũng tại hội thảo, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, thủ tướng Chính phủ của Vương quốc Bỉcho biết, EU huy động hơn 23.000 nghìn tỷ euro để chiến đấu với khủng hoảng do COVID-19 gây ra. “Nền kinh tế của chúng tôi đang trên đà phục hồi và phát triển. Chúng tôi đã kiên cường chống lại COVID 19 cũng như khắc phục những hậu quả do COVID gây ra”, ông Charles Michel nhấn mạnh.
Cùng với đó, ông Charles Michel cũng nhấn mạnh EU sẽ hỗ trợ các nước ASEAN trong việc khắc phục các hậu quả do COVID-19 gây ra.
“Chúng tôi sẽ cố gắng hỗ trợ các bạn trong việc phục hồi nền kinh tế sau đại dịch để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau. Chúng tôi cũng tham gia vào quỹ hỗ trợ hợp tác với Asean. Tôi hi vọng chúng ta sẽ cùng nhau lên ý tưởng và trao đổi ý tưởng để có thể giúp cả EU cũng như ASEAN vượt qua khó khăn”, ông Charles Michel nói.
Ngoài ra, ông Charles Michel cũng cho rằng chúng cần tham gia vào các sự kiện quốc tế, các sự kiện xã hội để có thể gắn kết cùng nhau. “Tôi mong chúng ta sẽ có sự gắn kết với nhau. Sự phát triển kinh tế của ASEAN là sự phát triển của EU, vấn đề an ninh của ASEAN cũng là vấn đề an ninh của EU…Chúng tôi mong muốn là người đồng chí hướng với các bạn trong bối cảnh những khó khăn do COVID-19 gây ra đang tạo ra một cuộc khủng hoảng trên toàn cầu”, ông Charles Michel nhấn mạnh.
TRONG MỖI KHỦNG HOẢNG LUÔN CÓ CƠ HỘI
Ông Prayut Chan-o-cha (Ret.), Thủ tướng Vương quốc Thái Lan cho biết: “COVID-19 đang cho chúng ta cơ hội thúc đẩy chuyển đổi số, mở ra trang mới cho phát triển thành công”. Đồng thời ông chia sẻ, để không ai bị bỏ lại trong sự phát triển này, Thái Lan tập trung vào phát triển kinh tế xanh, kinh tế hoàn dựa trên triết lý tính đầy đủ trong kinh tế.
Trong đó, có an ninh lương thực, an toàn cho người dân, an ninh năng lượng, tính bền vững môi trường tự nhiên… “Đồng thời thúc đẩy kinh doanh có trách nhiệm. Tôi vui mừng nhận thấy cộng đồng doanh nghiệp đang ngày càng quan tâm hơn tới kinh doanh liêm chính, phát triển bao trùm và bền vững”, Thủ tướng Vương quốc Thái Lan nhấn mạnh.
Để tối ưu hoá sức mạnh của nền kinh tế ASEAN, Thủ tướng Vương quốc Thái Lan cho rằng cần bao hàm nội dung phát triển nông nghiệp thông minh và du lịch bền vững. Thủ tướng cũng nhấn mạnh hỗ trợ khu vực DNNVV phát triển. “Do đó, ASEAN cần tăng cường chuyển giao tri thức thông qua trực tuyến, chuyển giao công nghệ”, ông Prayut Chan-o-cha (Ret.) nhấn mạnh.
Trong 10 năm qua kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN đã là động lực mang tính mấu chốt thúc đẩy phát triển hạ tầng ở ASEAN bao gồm hạ tầng số, Thủ tướng Vương quốc Thái Lan cho biết, quốc gia này cũng đã phát triển cơ sở hạ tầng số trong đó doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng. Ngoài ra, cũng cần thúc đẩy hội nhập số. “Để có sự phát triển bao trùm tận dụng cơ hội kinh doanh trong tiến trình tiến tới ASEAN số, cần thúc đẩy thanh toán số, giao thương số toàn diện”, Thủ tướng Vương quốc Thái Lan nhấn mạnh.
TÁI KHỞI ĐỘNG LẠI CÁC QUAN HỆ HỢP TÁC
Phát biểu tại diễn đàn, ông Scott Morrison - Thủ tướng Úc cho biết, Úc và ASEAN có mối quan hệ đặc biệt, là đối tác có cuộc đối thoại duy nhất với ASEAN và có tầm nhìn về mặt chiến lược.
Thủ tướng Úc chia sẻ, cách đây 2 năm, các đại biểu ASEAN đã tới Sydney, đó là cơ hội rất tốt cho các nhà lãnh đạo ASEAN và Úc. “Khi đó, chúng tôi đã chia sẻ cam kết chung khi chúng ta có sự thịnh vượng, hoà bình, bền vững,… Từ đó đến nay đã có nhiều thay đổi nhưng cơ hội kinh tế - động lực cho sự phát triển của các quốc gia chúng ta vẫn chưa có nhiều thay đổi. Đặc biệt Úc đã cam kết với thị trường mở, mối quan hệ thương mại dựa trên những nguyên tắc rõ ràng, đảm bảo quyền lợi của từng quốc gia, sự tôn trọng luật quốc tế cũng như giải pháp giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và cam kết hợp tác cũng như chia sẻ gánh nặng với cấu trúc trong khu vực có khả năng kháng chịu tốt".
“Úc có khả năng chia sẻ tầm nhìn và triển vọng của khu vực ASEAN ở vùng Indo Pacific”. - Thủ tướng Úc nói.
Thủ tướng Úc từng tới Singapore và Thái Lan, làm sâu sắc quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, và đóng góp tiếng nói vào diễn đàn Đông Á. Cùng với đó là mối quan hệ với Việt Nam dựa trên sự tôn trọng, tin tưởng, hội tụ lợi ích về phát triển kinh tế và an ninh.
COVID-19 thực sự là một thảm hoạ với thế giới về y tế và kinh tế, sinh kế và sinh mạng của con người đều bị thiệt hại. Con đường để quay trở lại là rất khó, nó đã ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, xuất khẩu 16-28% trong năm tới có thể sụt giảm, đây là dịch chuyển khiến 2,9 – 4,6 ngàn tỷ USD bị mất đi.
Gửi lời cảm ơn tới Việt Nam, trong sự tiên phong phòng chống dịch, Thủ tướng Úc cho biết rất ủng hộ năng lực của ASEAN vượt qua được dịch bệnh bằng việc đưa ra các hỗ trợ về thiết bị y tế, nỗ lực nghiên cứu vắc xin khi cung cấp 500 triệu USD ở châu Á và hi vọng sẽ sớm có vắc xin an toàn, hiệu quả cũng như hỗ trợ kỹ thuật, đánh giá chất lượng vắc xin. “Khi chúng ta có vắc xin giá rẻ, đó là cách để tái khởi động lại các quan hệ hợp tác khác”, ông Scott Morrison nhấn mạnh.
Sự phục hồi kinh tế ở Đông Nam Á rất quan trọng, vì đây là đối tác lớn thứ 2 của Úc, Úc sẵn sàng tạo sức mạnh, nâng cao cơ sở hạ tầng, làm sạch nguồn nước tiểu vùng sông Mekong, đây là những cách thức trong tương lại và chúng tôi đóng góp một phần sức mạnh vào đó.
Cũng theo Thủ tướng Úc, chúng ta cần vượt qua chủ nghĩa bảo hộ, tự tin kết nối với nhau, hướng đến thương mại. Trước đó, Úc đã có hợp tác số hoá ở Singapore, khai khoáng ở Lào, đào tạo tiếng Anh ở Indonesia,... “Không chỉ dựa vào đối tác Đông Nam Á, chúng tôi muốn tiếp tục ký kết hiệp định RCEP, thúc đẩy kinh tế sau dịch bệnh, nâng cao vai trò của Asean, hỗ trợ cho sự phục hồi kinh tế lâu dài”, Thủ tướng Úc nói
Úc cũng mong muốn đẩy mạnh kinh tế với Việt Nam, nâng gấp đôi các hoạt động đầu tư, thương mại kỹ thuật số, kinh tế số, dịch chuyển dữ liệu xuyên biên giới, áp dụng fintech, bảo vệ trẻ em,... Có rất nhiều việc cần làm để vượt qua khủng hoảng.
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀ CHÌA KHÓA CỦA TƯƠNG LAI
Ông Melvyn Pun, Giám đốc điều hành, Yoma Strategic Holdings nhấn mạnh Phát triển bền vững là chìa khóa của tương lai.
"Phát triển bền vững là mối quan tâm trên phạm vi toàn cầu. Trong tiến trình phát triển của thế giới, mỗi khu vực và quốc gia xuất hiện nhiều vấn đề bức xúc mang tính phổ biến. Kinh tế càng tăng trưởng thì tình trạng khan hiếm các loại nguyên nhiên liệu, năng lượng do sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên không tái tạo được càng tăng thêm, môi trường thiên nhiên càng bị hủy hoại, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, thiên nhiên gây ra những thiên tai vô cùng thảm khốc", ông Melvyn Pun cho biết.
Theo ông Melvyn Pun, đó là sự tăng trưởng kinh tế không cùng nhịp với tiến bộ và phát triển xã hội. Có tăng trưởng kinh tế nhưng không có tiến bộ và công bằng xã hội; tăng trưởng kinh tế nhưng văn hóa, đạo đức bị suy đồi; tăng trưởng kinh tế làm dãn cách hơn sự phân hóa giàu nghèo, dẫn tới sự bất ổn trong xã hội. Vì vậy, quá trình phát triển cần có sự điều tiết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an ninh xã hội và bảo vệ môi trường hay phát triển bền vững đang trở thành yêu cầu bức thiết đối với toàn thế giới.
Với doanh nghiệp, ông Melvyn Pun cho rằng tùy theo cách tiếp cận của từng doanh nghiệp khác nhau sẽ có tính bền vững khác nhau.
“Mỗi doanh nghiệp sẽ có lựa chọn và cách làm của riêng mình trong quá trình phát triển bền vững. Miễn sao doanh nghiệp đừng xả thải ra môi trường, đừng xả rác thải nhựa…”, ông Melvyn Pun nhấn mạnh
Trong khi đó, ông Stuart Tait, Tổng Giám đốc Tập đoàn, Giám đốc Khu vực Ngân hàng Thương mại, Châu Á - Thái Bình Dương, HSBC cho biết ngày càng nhiều các doanh nghiệp châu Á tin rằng, cơ hội lớn nhất cho tăng trưởng trong tương lai phụ thuộc vào cải tiến công nghệ, phát triển bền vững và phát triển nhân sự để khai thác các tiến bộ về công nghệ. Theo khảo sát toàn cầu mới đây của HSBC, trong khi hơn một phần ba các doanh nghiệp châu Á ưu tiên mở rộng thị trường mới, đa phần doanh nghiệp chuyển hướng tập trung sang cải thiện năng suất và ứng dụng công nghệ mới.
“Với mức độ đô thị hóa ngày càng tăng, sự phát triển của tầng lớp trung lưu cũng như hoạt động giao thương và đầu tư nhộn nhịp giữa các quốc gia châu Á, các doanh nghiệp nhìn thấy nhiều cơ hội hơn là thách thức trong tương lai”, ông Stuart Tait, Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương Khối khách hàng doanh nghiệp của HSBC nói.
Ông Stuart Tait cũng cho rằng, các công ty tại châu Á đang ngày càng nhanh nhạy trong bối cảnh cơ sở khách hàng phát triển nhanh chóng. Các doanh nghiệp khu vực này đã quá quen thuộc với những thay đổi mang tính phá vỡ, và họ nhận ra rằng năng suất và công nghệ mới là yếu tố then chốt đối với sự thành công và trường tồn của công ty.
Theo khảo sát, 44% doanh nghiệp châu Á kỳ vọng đạt mức tăng trưởng từ 3 đến 5% trong hai năm tới, một kết quả lạc quan hơn so với các công ty châu Âu (32%) và Bắc Mỹ (30%). Để đạt được mức tăng trưởng này, các công ty châu Á đang tập trung vào các hoạt động mang tính trách nhiệm đối với xã hội và môi trường.
Theo ông Stuart Tait, các doanh nghiệp châu Á có chiến lược không tăng trưởng bằng mọi giá. Để “sẵn sàng cho tương lai”, các doanh nghiệp đặt cược gấp đôi vào phát triển bền vững, với 50% công ty có kế hoạch tăng các khoản đầu tư bền vững. Công nghệ đang tạo ra sự chuyển đổi về nhân sự tương lai tại châu Á. Các công ty có một mục tiêu kép đối với công nghệ: thúc đẩy mục tiêu đưa khách hàng làm trọng tâm và nâng cao năng lực con người.
Trả lời về xây dựng khung pháp lý trong khu vực ông Melvyn Pun, Giám đốc điều hành, Yoma Strategic Holdings cho rằng khó để sửa đổi các chính sách địa phương. Nhưng cũng rất khó để phát triển nếu mỗi quốc gia lại có chính sách khác nhau.
“Singapore là điển hình phát triển chúng ta có thể học hỏi. Làm sao để xây dựng được khung pháp lý để thích ứng và đáp ứng được sự phát triển của công nghệ và sức sáng tạo”, ông Melvyn Pun chia sẻ.
Chia sẻ về lợi ích của các quốc gia ASEAN khi áp dụng khung chính sách chung về môi trường, cũng như trách nhiệm minh bạch thông tin của doanh nghiệp, ông Steven R.Okun, Đại diện ASEAN, EMPEA và Người sáng lập & Giám đốc điều hành, APAC Advidory cho biết, doanh nghiệp cần bộc lộ được trách nhiệm giải trình của mình.
“Thị trường, doanh nghiệp rất nhiều nơi cần giải quyết các vấn đề mà các Chính phủ chưa làm được, kinh doanh minh bạch là lợi thế của doanh nghiệp”, ông Steven R.Okun nói.
Đồng tình quan điểm, ông Stuart Tait, Tổng Giám đốc Tập đoàn, Giám đốc Khu vực Ngân hàng Thương mại, Châu Á - Thái Bình Dương, HSBC cho rằng các doanh nghiệp cần làm rõ trách nhiệm giải trình, thậm chí làm việc với các khách hàng lớn để vận hành doanh nghiệp minh bạch.
Cho ý kiến về vấn đề này, ông Melvyn Pun cho rằng, cần làm việc với các bên để làm đúng khung quy định, chuyển tải cho các bên liên quan.
Đồng thời cho rằng, biến đổi khí hậu cần được quan tâm, vấn đề lớn này cần sự hợp tác toàn cầu, cùng với sự lãnh đạo chính trị quan trọng. “Bên cạnh sự điều phối giữa các Chính phủ, cần nhắc tới khu vực tư nhân để có các biện pháp mang tính bền vững”, ông Melvyn Pun nói.
Nhấn mạnh tới quá trình chuyển đổi, ông Stuart Tait cho rằng, dịch bệnh tạo cơ hội hơn nữa khi người tiêu dùng biết rằng các sản phẩm an toàn, lao động an toàn, do đó, các doanh nghiệp phải nỗ lực chuyển đổi sản xuất đặc biệt trong các ngành da giày, dệt may… “Chúng tôi đưa ra các chương trình phát triển bền vững với chi phí hợp lý. Cần có cơ chế khuyến khích từ các quốc gia”, ông Stuart Tait nói.
Trả lời câu hỏi về làm nông nghiệp công nghệ cao tại các nước ASEAN, nông nghiệp có thay đổi sau dịch bệnh và vấn đề đảm bảo an ninh lương thực, ông Steven R.Okun cho rằng cần áp dụng kỹ thuật, cần một chính phủ mở cửa hơn cho nhập khẩu nguồn giống và công nghệ sản xuất. “Nông nghiệp là một trong những ngành bị ảnh hưởng lớn nhất không chỉ do biến đổi khí hậu mà còn là thách thức lao động tham gia sẵn”, ông Steven R.Okun nói.
Cho rằng còn nhiều mặt phải làm khi nói đến công nghệ trong nông nghiệp, ông Melvyn Pun cho rằng sẽ dễ dàng hơn khi có hỗ trợ về mặt tài chính, chia sẻ bí quyết.
Cho rằng sự song trùng sánh đôi cùng Trung Quốc không còn nữa, ông Steven R.Okun cho biết, PPP không còn nhưng sự đa dạng hóa trong chuỗi cung ứng đang cho thấy là yêu cầu cấp thiết.
Trả lời câu hỏi về khủng hoảng thiên tai, biến đổi khí hậu đang xảy ra, ông Melvyn Pun cho rằng cần có chuỗi an sinh xã hội chắc chắn hơn, xoá đói giảm nghèo và hiện thực hóa các hình thức bảo hiểm. Đặc biệt có nguồn tài chính tích trữ để có thể đổi mặt khủng hoảng bất ngờ.
Ghi nhận để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và thảm họa thiên nhiên cần sử dụng “nguồn vốn tự nhiên”, ông Steven R.Okun cho rằng doanh nghiệp cần có sự chuyển dịch, chuẩn bị đối mặt những thảm hoạ như vậy.
Từ góc độ của HSBC, ông Stuart Tait cho rằng thảm họa thiên nhiên từ Đông Nam Á và các nền kinh tế trên thế giới cho thấy cần ủng hộ các doanh nghiệp phát triển bền vững.
“Chúng ta cần làm việc với các Chính phủ, có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển bền vững này, không thể để thảm họa thiên nhiên trở thành thảm họa tài chính”, ông Stuart Tait nói.
Kết luận phiên thảo luận, bà Nam Tước Neville – Rolfe, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN-UK, cựu Bộ trưởng Vương quốc Anh cho rằng những thay đổi trong khuôn khổ pháp lý đang diễn ra sau đại dịch theo hướng phát triển bền vững. Đây là xu thế và cũng là lợi thế của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, chúng ta có thể vẫn phải đối mặt với thảm họa thiên nhiên do đó cần có sự hợp tác giữa các quốc gia, các trường đại học… Hiện thực những điều này, những thành phố ASEAN sẽ trở thành những thành phố toàn cầu, phát triển khu vực bền vững và bao trùm.
Phát biểu kết luận chương trình, Chủ tịch Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch 2020 ASEAN-BIS cho rằng, chương trình Hội nghị hôm nay là dịp tụ hội lớn nhất của các nước ASEAN từ khi dịch COVID-19 bùng phát tới nay, chúng ta đã có khoảng 2.500 đại biểu tham dự, diễn đàn đã vinh dự được lắng nghe 7 vị nguyên thủ quốc gia, đứng đầu chính phủ phát biểu cũng như nhiều ý kiến đóng góp của các vị Bộ trưởng, chuyên gia.
Chúng ta chia sẻ những thách thức và xác định những cơ hội, tranh chấp thương mại, hội nhập, cách mạng số. Đây là thời điểm tất cả chung tay ứng phó với những thách thức đón cơ hội, “sau cơn mưa là cồng vồng, sau bão tố là bình yên”. Ánh sáng hiện nay là sự sẵn lòng hội nhập.
Việc chuyển đổi số, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có cơ hội cùng sát cánh đi lên bằng công nghệ. Các nền kinh tế sẽ trở nên lớn lao lơn, các thách thức toàn cầu cần những nỗ lức toàn cầu, Asean đang đi đầu, đó là sứ mệnh của Hội nghị này hàng năm.
Giải thưởng kinh doanh Asean 2020 sẽ tôn vinh những doanh nghiệp tiêu biểu của ASEAN với sự tham gia của Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình. Hội nghị lần này đã thành công, với công nghệ số chúng ta đã ngồi lại được với nhau.
Có thể bạn quan tâm
14:03, 13/11/2020
14:00, 13/11/2020
10:15, 13/11/2020
09:17, 13/11/2020
09:15, 13/11/2020
09:10, 13/11/2020
08:41, 13/11/2020