Unilever quay lại mảng kem
Khi COVID-19 hoành hành, Unilever đang “tìm về quá khứ” khi triển khai dịch vụ giao kem tận nhà theo yêu cầu.
Unilever đang là một trong những tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới chuyên về các sản phẩm chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình và thực phẩm. Nhưng có lẽ ở Việt Nam, rất ít người biết thương hiệu kem Wall’s và Magnum của Unilever.
Theo Euromonitor, Unilever đang bán kem ở 63 quốc gia trên thế giới và chiếm gần 1/5 doanh số bán kem toàn cầu. Magnum được coi là thương hiệu kem bán chạy nhất trên thế giới, với doanh số được dự kiến đạt 3,8 tỷ USD trong năm nay, dẫn trước thương hiệu Cornetto (2,4 tỷ USD) và General Mills, Haagen-Dazs (3,2 tỷ USD).
Cách tiếp cận của Unilever là theo đuổi toàn bộ thị trường, thay vì nhắm vào bất kỳ phân khúc cụ thể nào. 35 nhãn hiệu kem của họ có ở mọi mức giá, cho mọi thời điểm và đa dạng về kích cỡ, hình dạng và bao bì.
Việc phong tỏa xã hội do đại dịch COVID-19 ở các nước từ Mỹ đến Châu Âu đã thúc đẩy thêm hàng triệu người mua hàng tạp hóa trực tuyến, bao gồm cả kem. Điều đó đã mang lại một cú hích cho mảng kinh doanh thương mại điện tử của Unilever và mở đường cho thị trường mới nhất của họ: bán kem theo yêu cầu.
Có thể nói, việc cung cấp kem theo yêu cầu là một phần quan trọng trong nỗ lực của Unilever nhằm giảm sự phụ thuộc vào doanh số bán hàng mùa hè, vốn dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết và mở rộng cơ hội doanh thu.
Tại Việt Nam, Unilever gia nhập thị trường kem vào quãng thời gian năm 1997 và đã đầu tư đến 22 triệu USD để thành lập nhà máy Wall's tại TP. HCM– một nhà máy kem lớn nhất tại Việt Nam vào thời điểm đó.
Tuy nhiên, Unilever đã gặp thất bại về trong chiến lược tăng trưởng do kem chưa phù hợp với túi tiền của phần lớn người tiêu dùng Việt Nam ở thời điểm đó nên đến năm 2003, Wall's quyết định rút khỏi thị trường Việt Nam và bán nhà máy lại cho Kido.
Có thể bạn quan tâm