Netflix “kẻ thay đổi cuộc chơi” ở châu Á
Netflix nền tảng dịch vụ xem phim, video trực tuyến của Mỹ, đang được coi là một “kẻ thay đổi cuộc chơi” đáng gờm ở châu Á.
Nền tảng đã tích lũy được khoảng 200 triệu người đăng ký và củng cố vị thế là “ông hoàng” của phát video trực tuyến. Giờ đây, có vẻ như họ đang tìm cách thâm nhập sâu vào thị trường châu Á, khu vực đang có sự phát triển nhanh nhất.
9,3 triệu người đăng ký trả phí ở Châu Á Thái Bình Dương vào năm 2020 là những con số đáng khích lệ của “gã khổng lồ” giải trí của Mỹ. Doanh thu trong khu vực này tăng gần 62%, so với 40% ở Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi.
Có vẻ như động lực đó đã khuyến khích Netflix hướng nhiều hỏa lực hơn sang châu Á. Họ đã lên kế hoạch tăng gần gấp đôi ngân sách cho nội dung gốc trong khu vực này trong năm nay với hy vọng thu hút thêm nhiều khách hàng mới ở Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nơi khác.
Mặc dù Netflix chỉ là một nền tảng dịch vụ xem phim, video trực tuyến của Mỹ, nhưng với việc phủ sóng tại hơn 130 quốc gia, bao gồm cả Việt Nam, Netflix được coi là một “kẻ thay đổi cuộc chơi” đáng gờm trong thế kỷ 21.
Họ đã tiến vào Châu Á Thái Bình Dương cách đây 5 năm bằng cách ra mắt tại Nhật Bản. Thời điểm đó, công ty có trụ sở tại California này thực chất chỉ là "một gã khởi nghiệp" trong khu vực, thậm chí họ còn không có nhân viên địa phương hoặc văn phòng đại diện.
Tuy nhiên, thời thế đã thay đổi. Netflix đã chi khoảng 2 tỷ USD từ năm 2018 đến năm 2020 để cấp phép hoặc sản xuất nội dung ở châu Á và hiện đã tích lũy được một thư viện gồm hơn 200 đầu phim gốc ở châu Á. Họ cũng sử dụng khoảng 600 nhân viên trên khắp khu vực và có một trụ sở tại Singapore.
Công thức chiến thắng của Netflix một phần dựa vào việc sản xuất các chương trình ăn khách từ phương Tây và tiếp thị hoặc điều chỉnh chúng cho các khán giả khu vực khác.
Thí dụ như năm 2019, Netflix đã tung ra "Queer Eye" - một bộ phim truyền hình thực tế của Mỹ, với phiên bản Nhật Bản. Vào tháng 12, họ đã công bố phiên bản Hàn Quốc của "Money Heist", một seri phim truyền hình tội phạm của Tây Ban Nha. Cả hai đã giành được sự tán thưởng của giới phê bình và khán giả.
Netflix cũng rất nhanh nhạy khi nhận thấy rằng khán giả châu Á không chỉ muốn xem các chương trình chuyển thể từ các chương trình phương Tây.
Khi Minyoung Kim gia nhập Netflix vào năm 2016 với tư cách là giám đốc điều hành nội dung đầu tiên tại châu Á, bà cho rằng: "Nội dung địa phương sẽ là một yếu tố thực sự quan trọng để phát triển doanh nghiệp của chúng tôi ở châu Á".
Cũng phải nói rằng, khả năng nắm bắt thị hiếu khán giả đã thúc đẩy sự tăng trưởng của Netflix ở châu Á.
Năm ngoái, phim truyền hình Hàn Quốc hay còn gọi là "K-drama" đã thống trị danh sách 10 phim hàng đầu ở Đông Nam Á. Lượng người xem trong khu vực đối với nội dung Hàn Quốc đã tăng gấp bốn lần vào năm 2020 so với năm trước đó. Ngoài ra, lượng người xem trong khu vực của phim hoạt hình Nhật Bản lại tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Xây dựng khán giả ở châu Á cũng có nghĩa là Netflix đã phải mở rộng số lượng ngôn ngữ mà nó hỗ trợ. Dịch vụ hiện có sẵn với 35 ngôn ngữ, bao gồm tiếng Hindi, tiếng Trung, tiếng Việt và tiếng Malay. Họ đang tiếp tục bổ sung nhiều hơn nữa, bao gồm các tùy chọn phụ đề và lồng tiếng.
Tuy nhiên, công ty phải đối mặt với một số thách thức lớn trên thị trường quốc tế. Ví dụ: ở Ấn Độ, Disney đã hợp tác với hãng Hotstar địa phương để cung cấp các trận đấu cricket trực tiếp.
Neil Macker, một nhà phân tích cổ phiếu cấp cao tại Morningstar cho biết: “Một trong những thứ mà Disney có ở Ấn Độ mà Netflix không có là thể thao trực tiếp. Đối thủ cạnh tranh của họ đang sử dụng những thứ khác để thu hút người xem". Ngoài ra, Netflix cũng đã phải đối mặt với những rào cản ở châu Á. Họ gặp khó khăn ở Ả Rập Xê-út, Ấn Độ về các vấn đề kiểm duyệt nội dung.
Và vẫn còn một thị trường châu Á khổng lồ mà công ty chưa thể thâm nhập, đó là Trung Quốc đại lục. Netflix đã cố gắng nhưng chỉ nhận được những kết quả đáng thất vọng.
Năm 2017, công ty đã bắt tay vào hợp tác cấp phép với iQiyi, một công ty phát trực tuyến khổng lồ của Trung Quốc. Cuối cùng do hiệu quả không quá lớn, hai bên đã không còn tiếp tục hợp tác. (Dịch vụ riêng của Netflix chưa bao giờ khả dụng ở Trung Quốc đại lục.)
Greg Peters, giám đốc điều hành của Netflix chia sẻ: "Chúng tôi kết nối với rất nhiều người trên khắp thế giới. Nhưng không phải tất cả, vì vậy, chúng tôi còn nhiều việc phải làm hơn nữa".
Có thể bạn quan tâm
Netflix sắp đạt dòng tiền dương sau… 23 năm
05:08, 23/01/2021
3 yếu tố người đồng sáng lập Netflix tìm kiếm ở các start-up trước khi quyết định đầu tư
05:18, 18/11/2020
Xử lý Netflix thế nào?
09:43, 10/11/2020
Qua rồi cơn sốt Netflix
05:08, 23/10/2020
beGroup tuyên bố hoà vốn vì không đua đốt tiền. Netflix sẽ bị truy thu thuế tại VIệt Nam
06:28, 22/10/2020