Quyền tự chủ cho doanh nghiệp nhà nước (Kỳ 3): Quyền tự chủ và nguyên tắc thị trường
Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp Nhà nước theo nguyên tắc thị trường ở Việt Nam được đảm bảo nhưng chưa đầy đủ.
LTS: Đề án “Áp dụng quản trị hiện đại đối với các doanh nghiệp Nhà nước, minh bạch hóa hoạt động đầu tư kinh doanh của chủ sở hữu Nhà nước” đang được Chính phủ xây dựng. Nhưng theo nhiều chuyên gia, việc đầu tiên lại bắt nguồn từ cơ chế quản lý.
Chuyên gia Lê Xuân Bá đặt câu hỏi, vì sao vấn đề này đã nói hàng chục năm nhưng đến nay vẫn chưa có sự thống nhất? Phải chăng nội hàm này “quá khó” nên kéo dài nhiều năm mà vẫn chưa thể hiểu?
Nguyên nhân được ông Bá “mổ xẻ” là do chính sách chồng chéo, không đồng bộ. Và chính ông lại “thắc mắc” tại sao lại chồng chéo và không đồng bộ? Như ngành xây dựng “đá vào chân” ngành kế hoạch đầu tư? Đầu tư “đá” Tài chính? Tài chính “đá” Công thương?
Lấy ví dụ từ trường hợp Vinashin “một thời “oanh liệt”, nhưng đến nay hậu quả rất nặng nề”. Nguyên nhân yếu kém của doanh nghiệp này, theo ông Bá là do Vinashin đã được giao quá nhiều quyền. Các bộ ngành không quản lý được đã dẫn đến đổ vỡ.
Để DNNN hoạt động hiệu quả, ông Bá cho rằng, cần có “chiến thuật” khác. Nói đến DNNN thì bản chất phải hiểu đó là công ty, và có đầy đủ các quyền hạn của nó. Trong công ty, chủ sở hữu chỉ sở hữu cổ phần, không có chuyện sở hữu vốn hay tài sản.
Cho nên, khái niệm về DNNN sẽ không có tài sản công, tài sản nhà nước, tài sản doanh nghiệp, nguồn vốn là ngân sách nhà nước... “Đây là cơ chế kế hoạch hóa tập trung và rất lạc hậu”, ông Bá chia sẻ.
Ông Bá cho rằng, chủ sở hữu chỉ có một số mục tiêu cơ bản. Một là tỉ suất lợi nhuận. Hai là giá cổ phần. Ba là, nhà nước có thể xác định doanh nghiệp làm một số sản phẩm, nhưng không phải bằng mọi giá mà trên cơ sở hiệu quả.
Nếu xác định được như vậy thì không có chuyện nhà nước can thiệp vào việc doanh nghiệp sử dụng tài sản như thế nào, mua bán ra sao... nếu chủ sở hữu không muốn tham gia thì có thể rút vốn cổ phần. Hoặc chỉ có quyền thay đổi người lãnh đạo công ty, chứ không thể chỉ đạo bán tài sản thì phải đi xin ý kiến người này, người khác.
Có thể bạn quan tâm
Quyền tự chủ cho doanh nghiệp Nhà nước: Quyền tự chủ và nguyên tắc thị trường
16:13, 25/02/2021
Thủ tướng: Sẽ giao dự án cho tư nhân nếu doanh nghiệp Nhà nước "ôm dự án" không làm
16:05, 20/02/2021
Doanh nghiệp nhà nước: Chưa tách bạch quyền chủ sở hữu với quyền của doanh nghiệp
04:10, 11/02/2021
DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT TUẦN TỪ 1-6/2: Tại sao doanh nghiệp nhà nước chưa có đầy đủ quyền tự chủ để hoạt động theo cơ chế thị trường?
15:00, 07/02/2021