"Giải mã" thương vụ sáp nhập tỷ đô của Apollo với Athene
Thương vụ M&A trị giá 11 tỷ USD giữa Apollo và Athene được coi là một động thái củng cố quyền sở hữu của "gã khổng lồ" đầu tư đối với chi nhánh bảo hiểm rất thành công của mình.
Apollo Global Management được biết đến là một nhà quản lý đầu tư hàng đầu trên toàn cầu với tài sản quản lý lên đến 455 tỷ USD trong các quỹ tín dụng, cổ phần tư nhân và tài sản thực, tính đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020.
Còn với công ty bảo hiểm Athene Holding, được thành lập vào năm 2009, họ là một công ty dịch vụ bảo hiểm hưu trí hàng đầu với tổng tài sản quản lý là 202,8 tỷ USD vào ngày 31 tháng 12 năm 2020, có các hoạt động tại Mỹ, Bermuda và Canada.
Trên thực tế, Apollo đã thành lập Athene hơn một thập kỷ trước và sở hữu 35% cổ phần của công ty bảo hiểm này. Tài sản đầu tư của Athene được quản lý bởi Athene Asset Management, một công ty con của Apollo.
Theo các chuyên gia phân tích, sự hợp nhất của Apollo và Athene được coi là sự kết hợp của hai công ty đang phát triển cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có nhu cầu cao - lợi tức đầu tư và thu nhập hưu trí.
Cơ sở vốn mạnh hơn và sự liên kết hoàn chỉnh sẽ cho phép công ty hợp nhất nhanh chóng mở rộng quy mô nguồn gốc tài sản và trách nhiệm, mở rộng các kênh phân phối và hoạt động như một nhà cung cấp giải pháp toàn cầu hàng đầu. Công ty này sẽ hoạt động trong một môi trường được hỗ trợ bởi xu hướng thị trường và nhân khẩu học mạnh mẽ.
Người đồng sáng lập Apollo Josh Harris cho rằng: “Việc sáp nhập này là một bước quan trọng và chiến lược cho sự phát triển của công ty chúng tôi. Không giống như những vụ sáp nhập có mức độ rủi ro thực thi cao, sự hợp nhất này gắn kết sự hợp tác của hai công ty đã duy trì mối quan hệ đối tác chặt chẽ trong hơn một thập kỷ. Với tư cách là một công ty, chúng tôi tiếp tục thể hiện khả năng dẫn đầu, sự khác biệt trong chiến lược và hiệu suất vượt trội trên nền tảng đầu tư của mình”.
Có thể nói, cuộc hợp nhất giữa Apollo và Athene, sẽ tạo ra sự liên kết tổng thể để tối ưu hóa chiến lược và phân bổ vốn hiệu quả, bao gồm việc nhanh chóng mở rộng khả năng của cả hai để tạo ra khối tài sản lớn, vốn dĩ là giới hạn tăng trưởng cho cả hai công ty. Đồng thời phù hợp hơn nữa lợi ích với các nhà đầu tư quỹ, mang lại cho cả hai bảng cân đối kế toán lớn hơn cùng với lượng khách hàng nhiều hơn nữa.
Cũng theo các nhà phân tích cho thấy, thực chất cuộc sáp nhập giữa Apollo và Athene có mấy điểm nổi bật. Thỏa thuận này sẽ gia tăng đáng kể khả năng thu nhập của công ty kết hợp lên hơn gấp đôi thu nhập được báo cáo của Apollo vào năm 2020.
Đồng thời sẽ tạo ra cho Apollo tiến hành chuyển đổi sang cấu trúc đơn giản hóa, với một loại cổ phiếu, khiến họ trở thành một trong số ít các nhà quản lý tài sản thay thế lớn có cấu trúc như vậy. Điều đó sẽ cho phép Apollo có khả năng được đưa vào chỉ số S&P 500, chỉ số cực kỳ quan trọng của Mỹ, hiện không thừa nhận các công ty có cấu trúc hai lớp.
Ngoài ra, sự hợp nhất giữa hai công ty sẽ tạo ra một thực thể thống nhất có mức vốn hóa thị trường theo quy định 29 tỷ USD (giá trị vào thời điểm đóng cửa ngày 5/3/2021). Theo dự kiến, giao dịch sẽ kết thúc vào tháng 1 năm 2022. Giao dịch cần yêu cầu sự chấp thuận của các cổ đông của cả Apollo và Athene.
Có thể bạn quan tâm
“Khẩu vị” M&A của người Thái: M&A để phòng ngừa rủi ro
16:43, 09/03/2021
“Bùng nổ” M&A bất động sản
16:34, 05/03/2021
Trước tin đồn M&A với đại gia bán lẻ, Phúc Long đang kinh doanh ra sao?
11:00, 30/01/2021
Loạt thương vụ M&A "nhập nhằng" của bầu Đức
16:59, 07/01/2021
“Giải mã” thương vụ M&A Salesforce- Slack
02:16, 10/12/2020
Có hay không thương vụ M&A Grab- Gojek?
04:00, 07/12/2020