Lực cản của AirAsia

NGUYỄN CHUẨN 31/03/2021 05:35

Đại dịch COVID-19 đã biến AirAsia từ một hãng hàng không chuyển mình tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau, từ giao hàng thực phẩm, cửa hàng tạp hóa và thậm chí cả phát trực tuyến…

Giờ đây, tờ The Edge đưa tin, Giám đốc điều hành Tony Fernandes còn thông báo rằng họ sẽ đi sâu vào lĩnh vực gọi xe để cạnh tranh với “gã khổng lồ” Grab. 

Giám đốc điều hành Tony Fernandes của AirAsia.

Giám đốc điều hành Tony Fernandes của AirAsia.

Mặc dù ngày ra mắt của dịch vụ này vẫn chưa được xác nhận, nhưng CEO Tony Fernandes có vẻ tự tin, chia sẻ với Malay Mail rằng ông “không hề bị áp lực trước những gã khổng lồ gọi xe như Grab”.

Có vẻ như với mục tiêu trở thành “siêu ứng dụng” Đông Nam Á, điều đó có thể có ý nghĩa đối với AirAsia. Nhưng không giống như việc họ thống trị ngành hàng không giá rẻ của Malaysia, các dịch vụ khác của họ vẫn cần một phải xem xét một cách cẩn thận trước khi người tiêu dùng đủ tin tưởng để sử dụng chúng.

Đơn cử như trong lĩnh vực giao đồ ăn, đã gần một năm kể từ khi ra mắt dịch vụ, AirAsia vẫn cần phải cải thiện nhiều thứ để có thể vượt qua mức độ phổ biến của Grab và Foodpanda.

Theo các chuyên gia đánh giá, có vẻ như AirAsia đang thiếu khách hàng dẫn đến khả năng tiếp cận thấp của AirAsia Food, và đồng thời họ cũng thiếu sự kết hợp với các nhà hàng ở các khu vực ít trung tâm của Malaysia. Đây chính là điều họ cần giải quyết trước khi bắt đầu dịch vụ gọi xe. 

Năm 2020, AirAsia cho ra mắt dịch vụ giao đồ ăn tại Malaysia.

Năm 2020, AirAsia cho ra mắt dịch vụ giao đồ ăn tại Malaysia.

Người tiêu dùng luôn muốn rằng họ thực sự có thể nhận được dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, có thể là đối với thực phẩm và cửa hàng tạp hóa hoặc dịch vụ gọi xe.

Bên cạnh đó, một vấn đề về kỹ thuật đang khiến AirAsia bị đánh giá thấp so với các ứng dụng khác. Đó là thời gian tải của ứng dụng, nhiều hơn so với Grab hoặc Foodpanda. Rõ ràng, để AirAsia trở thành một siêu ứng dụng, ngay cả những điểm kém hiệu quả hoặc bất tiện nhỏ nhất cũng sẽ phải được giải quyết.

Tuy nhiên, bất chấp những hạn chế và khó khăn về kỹ thuật, công ty vẫn được đánh giá là có tiềm năng phát triển thương hiệu. Và việc trở thành một cái tên quen thuộc trong mọi ngóc ngách cuộc sống chắc chắn sẽ giúp họ tăng cường khả năng hiển thị và sự quan tâm của công chúng.

Đặc biệt, có một điểm mà AirAsia đang cho thấy lợi thế so với các dịch vụ, ứng dụng khác trong cùng lĩnh vực. Đó là việc họ tính phí hoa hồng cho các chủ nhà hàng thấp, chỉ 10%, trong khi các ứng dụng khác đang đòi hỏi mức hoa hồng cắt cổ, khoảng từ 20 - 35% giá trị các đơn hàng. Điều này khiến người ta có thể kỳ vọng rằng họ sẽ đưa ra các ưu đãi tương tự để thu hút các tài xế gọi xe. 

Fernandes chia sẻ: “Tôi đã có tám năm làm việc với Grab để rút kinh nghiệm. Tôi không cần phải lãng phí tiền cho việc thử nghiệm, xây dựng công nghệ, đào tạo lái xe và đào tạo thị trường cách đặt hàng, họ đã làm tất cả cho tôi”.

Ngoài ra, theo kế hoạch của mình, có vẻ như AirAsia sẽ không dừng lại ở dịch vụ gọi xe để cạnh tranh với Grab. Trước đó họ đã lên kế hoạch khác bao gồm giao hàng bằng máy bay không người lái và taxi hàng không.

Ngoài ra, họ còn lên kế hoạch giao hàng bằng máy bay không người lái và taxi hàng không.

Ngoài ra, họ còn lên kế hoạch giao hàng bằng máy bay không người lái và taxi hàng không.

Đầu tháng 3, AirAsia đã lên kế hoạch tung ra dịch vụ taxi hàng không và dịch vụ giao hàng bằng máy bay không người lái đầu tiên của Malaysia khi hãng hàng không giá rẻ này tìm cách đa dạng hóa trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Đơn vị hậu cần của hãng hàng không - Teleport, hiện đang thử nghiệm dịch vụ giao hàng bằng máy bay không người lái trong đô thị với Trung tâm Sáng tạo và Đổi mới Toàn cầu của Malaysia (MaGIC), sẽ tiến hành giao hàng thương mại đầu tiên vào cuối năm nay. CEO Fernandes cho biết, họ đang phục hồi sau tác động của đại dịch và đã tận dụng cơ hội để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của mình.

Thời điểm này, hãng hàng không đang gặp khó khăn, báo cáo khoản lỗ hàng quý thứ năm liên tiếp hồi cuối năm 2020, họ đang tìm cách huy động 2,5 tỷ ringgit (613,95 triệu USD) từ các khoản vay và nhà đầu tư.

Có thể bạn quan tâm

  • Ít được bay, AirAsia đi làm thêm… truyền thông

    Ít được bay, AirAsia đi làm thêm… truyền thông

    06:31, 21/03/2021

  • AirAsia tấn công thị trường giao đồ ăn tại Singapore

    AirAsia tấn công thị trường giao đồ ăn tại Singapore

    11:00, 23/02/2021

  • Cách AirAsia “bay ngược gió”!

    Cách AirAsia “bay ngược gió”!

    11:00, 09/02/2021

  • Ứng phó khủng hoảng kiểu AirAsia

    Ứng phó khủng hoảng kiểu AirAsia

    05:30, 13/06/2020

NGUYỄN CHUẨN