Amkor và lực đẩy ngành bán dẫn Việt Nam

CẨM ANH 13/11/2021 02:39

Việc Amkor đầu tư phát triển dự án chất bán dẫn tại Bắc Ninh được kỳ vọng sẽ giúp ngành này của Việt Nam phát triển mạnh.

 Amkor vừa ký kết thỏa thuận đầu tư dự án sản xuất, lắp ráp thử nghiệm vật liệu bán dẫn tại Việt Nam.

Amkor vừa ký kết thỏa thuận đầu tư dự án sản xuất, lắp ráp thử nghiệm vật liệu bán dẫn tại Việt Nam.

Công ty Amkor đã ký kết thỏa thuận với UBND tỉnh Bắc Ninh phát triển dự án sản xuất, lắp ráp thử nghiệm vật liệu chất bán dẫn tại KCN Yên Phong II-C với tổng vốn đầu tư 1,6 tỷ USD. Amkor dự kiến khởi công giai đoạn đầu của dự án vào quý I/2022 và có thể sản xuất hàng loạt từ năm 2023.

Được biết, Amkor là một tên tuổi lớn trong lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn. Với các nhà máy ở Trung Quốc đại lục, Nhật Bản, Hàn Quốc…, Amkor hiện đang là đối tác sản xuất chiến lược của nhiều công ty chip, xưởng đúc chip và vi mạch điện tử hàng đầu thế giới: Qualcomm, Samsung, NVIDIA, Foxconn, Broadcom, LG, SK Hynix...

Các chuyên gia nhận định, việc Amkor xây dựng nhà máy chất bán dẫn tại Việt Nam sẽ tạo đà cho ngành này của Việt Nam phát triển mạnh, đồng thời hứa hẹn sẽ thu hút làn sóng đầu tư mới từ các nhà sản xuất nước ngoài khi lượng người sử dụng internet tại Việt Nam đang tăng trưởng nhanh và lượng tiêu thụ các sản phẩm kỹ thuật số ngày càng tăng. Cùng với đó, đã có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực điện tử vi mạch tại Việt Nam, điển hình như Intel, Jabil, Sonion, Datalogic, GES...

Đặc biệt, ngành công nghiệp chất bán dẫn tại Việt Nam hiện đang nhận được sự quan tâm rất lớn của Chính phủ khi vi mạch điện tử được xem là một trong 9 sản phẩm chủ lực phát triển của đất nước.

Thị trường chất bán dẫn tại Việt Nam dự kiến sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm vào khoảng 6,52% trong giai đoạn 2021-2025. Điều này cho thấy dư địa để phát triển còn rất lớn trong tương lai.

Mặc dù vậy, các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần hướng tới mục tiêu dài hạn là một phần trong chuỗi liên minh cung ứng chip toàn cầu. Muốn được như vậy, cần có các biện pháp để các doanh nghiệp nước ngoài hợp tác chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp trong nước cũng cần nâng cao năng lực để tham gia vào các công đoạn có giá trị cao, thay vì gia công, lắp ráp đơn giản.

Có thể bạn quan tâm

  • Cuộc chiến thu gom thế giới - Bài 1: Sức mạnh chất bán dẫn

    Cuộc chiến thu gom thế giới - Bài 1: Sức mạnh chất bán dẫn

    06:00, 25/05/2021

  • Mỹ và phương Tây dựng rào cản ngăn Trung Quốc tự sản xuất chất bán dẫn

    Mỹ và phương Tây dựng rào cản ngăn Trung Quốc tự sản xuất chất bán dẫn

    10:00, 13/04/2021

  • “Cơn khát” chất bán dẫn của ngành chip ô tô

    “Cơn khát” chất bán dẫn của ngành chip ô tô

    03:47, 26/01/2021

  • Chiến tranh công nghệ Mỹ-Trung: Khởi nguồn từ chất bán dẫn

    Chiến tranh công nghệ Mỹ-Trung: Khởi nguồn từ chất bán dẫn

    05:14, 26/09/2020

CẨM ANH